Có nên bọc răng sứ cho răng hàm bị sâu không?

Răng sâu nếu không được chữa trị sớm sẽ lây lan và phá hủy các răng lân cận. Bọc răng sứ chính là giải pháp lý tưởng giúp giải quyết tình trạng này. Tuy nhiên, với răng hàm bị sâu có nên bọc răng sứ không? Có bền không? Và chi phí cho bọc chiếc răng hàm bị sâu là bao nhiêu? Cùng nghe bác sĩ Hoan tới từ nha khoa Shining Smile giải đáp trong bài viết dưới đây nhé. 

 

Răng hàm bị sâu có bọc răng sứ được không?

boc-rang-ham-bi-sau

Răng hàm gồm răng hàm trên và hàm dưới, tính từ răng số 4 trở vào – răng số 8, trường hợp không có răng số 8 thì tính từ răng số 4 – răng số 7. Răng hàm là nhóm răng chịu trách nhiệm đảm bảo chức năng nhai nghiền thức ăn, và giữ khớp cắn ổn định, ngoài ra răng hàm cũng nâng đỡ giúp môi má chúng ta không bị hóp lại tạo khuôn mặt đầy đặn, cân đối. 

Trong lõi răng hàm chứa hệ thống mạch máu – thần kinh tạo cảm giác ngon miệng khi ăn. Răng hàm rất quan trọng với cơ thể, khi mất răng để lại rất nhiều tác hại không tốt, nên đa phần mỗi bệnh nhân đến với chúng tôi đều muốn điều trị bảo tồn, nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể bọc sứ được, và không phải trường hợp nào cũng cần bọc sứ, hoặc có trường hợp phải xử lý tủy trước mới bọc sứ sau, cũng có trường hợp nặng quá phải nhổ để tránh biến chứng về sau.

Vậy có phải tất cả các răng hàm sâu đều phải bọc sứ?

Trả lời: Với những chiếc răng hàm mà có lỗ sâu nhỏ (khoảng 2mm, hay bằng hạt đậu xanh), việc ăn nhai chưa có cảm giác ê buốt, những lỗ sâu này có thể ở mặt nhai hay ở mặt bên, khi đó bác sĩ sẽ đánh giá và làm sạch lỗ sâu bằng dụng cụ chuyên dụng ( NaCl, Chlorhexidine) rồi kiểm tra lại bằng X-quang.  

– Khi lỗ sâu còn cách buồng tủy từ 1.5 mm trở lên bác sĩ sẽ hàn lại cho bạn bằng vật liệu sinh học, khi đó răng không cần phải bọc sứ vì việc bọc sứ lấy đi nhiều mô răng hơn, tốn chi phí hơn là việc chúng ta hàn lại mà vẫn đảm bảo sức nhai và sức bền của răng.. 

– Với những lỗ sâu mặt bên lớn, tức là sâu vị trí tiếp giáp giữa 2 răng hoặc sâu rìa mặt nhai phía trong hoặc phía ngoài mất hết thành hoặc thành còn lại không đủ 2mm (thân răng còn lại rất yếu) thì chỉ định tốt nhất là làm inlay cho những răng sâu một thành hoặc onlay cho những răng sâu từ 2 thành trở lên. 

Inlay và Onlay là một mối hàn bằng sứ có sức chịu lực cao hơn rất nhiều mối hàn bình thường, khi inlay và onlay gắn lên răng bằng vật liệu sinh học sẽ đảm bảo độ kín khít tuyệt đối giữa răng và mối hàn sứ.

– Ngoài lựa chọn inlay, onlay thì bạn có thể làm chụp sứ. Vùng răng hàm chú trọng đến chức năng ăn nhai, nâng đỡ khớp cắn cũng như độ phồng của má là chính, nên việc lựa chọn vật liệu cũng đơn giản hơn. 

boc-rang-ham-bi-sau

Tóm lại, với lỗ sâu lớn ở mặt bên và mặt nhai thì chúng ta làm inlay, onlay hoặc chụp lại toàn bộ cái răng bằng vật liệu sứ cao cấp là tốt nhất. Bạn có thể chọn bằng tital có giá thấp hơn, quyết định sẽ phụ thuộc vào điều kiện, và yêu cầu chất lượng của mỗi người. 

– Tiếp theo, cũng với những lỗ sâu như hai trường hợp ở trên nhưng sau khi làm sạch bác sĩ chụp X-quang, thấy đáy lỗ sâu cách buồng tủy nhỏ hơn hoặc bằng 1,5mm thì bác sĩ sẽ phải hàn lót khoảng 1mm vật liệu sinh học không kích thích tủy răng bên dưới sau đó bác sĩ mới tiến hành hàn vật liệu chịu lực lên trên với mối hàn nhỏ, hoặc làm chụp toàn phần hay inlay, onlay với răng có lỗ sâu lớn như ở trên. Những răng này thì bác sĩ sẽ phải dặn bệnh nhân theo dõi, nếu có cơn đau của tủy sẽ phải lấy tủy kịp thời.

Ví dụ thực tế: Bệnh nhân khi đến với nha khoa Shining Smile có chiếc răng sâu và có cơn đau nhiều trước. Khi khám, kiểm tra bằng X–quang phát hiện đã sâu vào tủy thì chúng ta không thể bọc luôn chiếc răng lại được mà bác sĩ phải tiến hành điều trị tủy để loại bỏ hết hệ vi khuẩn trong răng và hàn kín tỉ lệ thành công là 95% (vẫn có tỷ lệ thất bại). Sau khi hút tủy xong bác sĩ sẽ tiến hành bọc chụp sứ. 

– Trường hợp cuối cùng là răng bị sâu, mất nhiều tổ chức mà đánh giá trên lâm sàng, x-quang chiếc răng đó không đảm bảo sự lưu giữ hoặc tổn thương chóp quá lớn thì bác sĩ nhổ bổ chứ không làm chụp sứ, sau nhổ bỏ sẽ phải trồng lại răng mới bằng phương pháp cầu răng sứ hoặc implant.

Chi phí bọc răng hàm bị sâu là bao nhiêu?

Fy5C2h9Erb1m1zNRllO40ixZF23j5TwJX8u4pNFGKPYaBwwJ7w7T3IINQXeOCboKqsItZMEDKGF3VBzQ3K1RF38xPb1Mn912iAdZqZRcS0g2UKfiES9JbDPs-dECZceddKVv41n__qqSsmsumLK_sWE

– Hàn răng từ 200 – 300 nghìn đồng. 

– Inlay và onlay bằng sứ giá trung bình từ 5 – 8 triệu đồng. Nhưng với chất lượng cao, thẩm mỹ tuyệt vời thì quả là đáng “đồng tiền bát gạo”.

– Chụp sứ, giá thành từ 1,5 triệu – 6 triệu tùy mỗi loại.

Tóm lại, răng hàm bị sâu thì không phải trường hợp nào cũng cần bọc sứ, cũng không phải khi răng hàm bị sâu đều giữ lại được, nó phụ thuộc vào thời điểm các bạn tới gặp nha sĩ, một bác sĩ tỉ mỉ cùng với sự giúp đỡ của công cụ chẩn đoán hiện đại thì luôn cho các bạn hướng điều trị tốt nhất. 

 

Shining Smile

Loading
Đang gửi thông tin đăng ký. Vui lòng chờ trong giây lát...