Độ tuổi trồng răng implant cho trẻ em thích hợp nhất?
Implant là giải pháp tốt nhất để phục hồi chiếc răng bị mất với câu hỏi trồng răng implant cho trẻ em ở độ tuổi nào thích hợp nhất thì câu trả lời là đối với nam giới độ tuổi trồng implant là trên 18 tuổi và đối với nữ giới là trên 16 tuổi. Dưới độ tuổi này chưa nên thực hiện phẫu thuật implant.
Điều này là do xương hàm và khớp cắn giữa các răng cần thời gian để canxi hoá, phát triển độ rộng, chiều cao cho đến khi vững ổn, trưởng thành. Trẻ em chưa có sự phát triển ổn định về cả số lượng và chất lượng xương nên chừng nào xương còn phát triển thì chừng đó bác sĩ sẽ cần phải trì hoãn việc đặt implant.
Ngoài ra, chúng ta cũng sẽ không trồng răng implant cho trẻ em bởi vì khớp cắn đang hình thành cùng với đó là sự di gần sinh lí của các răng, còn chân răng nhân tạo khi đã được trồng vào xương sẽ được tích hợp nằm yên ở vị trí đó và không có khả năng di chuyển. Như vậy nếu xương hàm mà cứ phát triển còn implant thì lại đứng yên thì sau một thời gian cấy implant có thể bị vùi lấp hoặc lệch hướng khi trẻ đến tuổi trưởng thành.
Giải pháp thay thế tốt nhất trước khi trồng răng implant cho trẻ em
Y văn xác nhận trẻ có tuổi nhỏ hơn khoảng 14 -16 tuổi thì hàm giữ khoảng sẽ là giải pháp tốt nhất, khoảng trống sẽ đảm bảo răng không bị nghiêng đổ chờ cho đến khi các bé đủ tuổi trồng implant.
Hàm giữ khoảng là khí cụ bằng nhựa hoặc kim loại, có thể tháo lắp hoặc cố định vào cung răng nhằm mục đích giữa cho khoảng cần thiết khi răng mất hoặc không có răng tại vị trí đó. Hàm giữ khoảng là một thiết bị chờ, khi mà trẻ còn bé chưa trồng được răng thì thiết bị chờ đảm bảo sự phát triển bình thường của cả xương hàm và khớp cắn.
Khi nào các bạn nhỏ cần đeo hàm giữ khoảng?
Trẻ thường phải đeo hàm giữ khoảng trong các trường hợp mất răng vì các nguyên nhân như:
Thứ nhất: Chấn thương làm gãy răng hoặc mất răng
Thứ 2: Bất thường số lượng, hình thể và cấu trúc của chiếc răng – tức là thiếu răng sữa bẩm sinh làm hàm bị thưa.
Thứ 3: Răng vĩnh viễn bị sâu vỡ lớn, nhiễm trùng nặng không thể giữ được phải nhổ bỏ
Thứ 4: Những bạn nhỏ đã nhổ răng sữa nhưng không có mầm răng vĩnh viễn bên dưới do nhiều nguyên nhân.
Nhiều phụ huynh cho rằng, răng sữa đằng nào cũng thay, cần gì phải làm hàm giữ khoảng, ngày xưa thế hệ bố mẹ có làm giữ khoảng đâu, mà có sao?. Thực ra thế hệ trước hàm răng không được đẹp do nha khoa chưa phát triển, và chúng ta không thể để các bé phải chịu những hàm răng lệch lạc, xiêu vẹo sau này chỉ vì bố mẹ từ chối văn minh y học. Hơn nữa việc giữ khoảng rất có giá trị trong việc duy trì khớp cắn để sau này các răng vĩnh viễn mọc đúng khớp cắn, tối ưu hóa lực nhai lâu dài.
Chức năng của hàm giữ khoảng
+ Giữ kích thước dọc và kích thước ngang, giúp hàm không bị sập, mặt không bị ngắn khi bước vào tuổi trưởng thành.
Bạn hãy tưởng tượng nếu không có hàm giữ khoảng, do hiện tượng sinh lí răng phía sau sẽ di gần, các răng phía trước sẽ di xa và hiện tượng trồi của các răng đối đỉnh với răng mất. Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng lệch hàm ở những người mất răng.
+ Chức năng phát âm và thẩm mỹ
Trường hợp mất răng phía trước thường do chấn thương thì chức năng phát âm và thẩm mỹ sẽ bị ảnh hưởng. Hàm giữ khoảng giúp phục hồi lại các chức năng này. Giúp trẻ tự tin hơn cũng như duy trì kỹ năng điều chỉnh luồng hơi để đọc nói tốt hơn.
Hàm giữ khoảng được sử dụng khi nào?
– Đối với những răng vĩnh viễn bị sâu vỡ lớn phải nhổ bỏ hoặc những răng sữa đến tuổi thay rụng mà không có mầm răng vĩnh viễn thì chúng ta có thể làm và lắp luôn được tổng thời gian hoàn thiện khoảng 3 – 5 ngày.
– Với những răng nhiễm trùng nặng tạo thành nang lớn hay trường hợp chấn thương gãy nhiều răng, tổn thương đến vùng xương hàm thì khi đó chúng ta phải cho trẻ nhập viện để điều trị phẫu thuật cho đến khi tình trạng toàn thân và vết thương ổn định thì mới xem xét làm hàm giữ khoảng được.
Có bao nhiêu loại hàm giữ khoảng?
Hiện nay có 2 loại hàm giữa khoảng phổ biến là loại tháo ra lắp vào và loại cố định chắc chắn lên răng.
Loại 1: Hàm giữ khoảng tháo lắp
Loại này được bác sĩ chỉ định khi khoảng mất răng của trẻ nằm trong vùng nhìn thấy như các răng phía trước cửa. Hàm thường được làm bằng nhựa với phần nền hàm đè lên lợi có hoặc không có thiết kế thêm móc gia cố.
Loại 2: Hàm giữ khoảng cố định
Loại này thường được làm từ thép không gỉ và có thể được gắn cùng với các dụng cụ chuyên dụng như band hoặc chụp thép.
Không đeo hàm giữ khoảng theo chỉ định sẽ ảnh hưởng xấu như thế nào?
Đối với những trường hợp bác sĩ chỉ định cần phải đeo hàm giữ khoảng nhưng do bố mẹ chủ quan không làm kịp thời thì sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu cho hàm răng của trẻ về sau này.
Khoảng 6 tuổi trẻ sẽ mọc răng hàm lớn vĩnh viễn đầu tiên – răng số 6, đây là chiếc răng ví như chìa khóa khớp cắn của hàm răng vĩnh viễn, bất cứ sự sai lệch nào về vị trí răng 6, cũng như bệnh lý của chiếc răng này đều ảnh hưởng đến toàn bộ hàm răng vĩnh viễn. Mà sự mọc ngay ngắn răng số 6 là mục tiêu chính của các hàm giữ khoảng chức năng hiện tại.
Nếu trẻ mất răng sớm thì răng số 6 sẽ có xu hướng di chuyển về phía gần hay phía trước khi đó nó sẽ chiếm chỗ, làm mất khoảng của các răng vĩnh viễn khác mọc sau, gây nên tình trạng chen chúc ở hàm răng vĩnh viễn đồng thời thay đổi tương quan giữa răng số 6 trên và dưới tạo nên một khớp cắn sai và không ổn định
Tuy nhiên, một số nguyên nhân khiến bác sĩ không thể làm được hàm giữ khoảng cho trẻ như: trẻ không hợp tác, trẻ bị các bệnh toàn thân.
Bố mẹ cũng đặc biệt chú ý rằng khả năng hợp tác của trẻ là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc có làm hàm giữ khoảng hay không? Nên bố mẹ sẽ phải cùng với bác sĩ bằng cách làm tư tưởng, tâm lý cho trẻ biết được loại hàm này thật sự cần thiết cho con trong giai đoạn này.
Quá trình làm hàm giữ khoảng sẽ diễn ra như thế nào?
Răng trụ cạnh vùng mất răng sẽ được gắn những dụng cụ chuyên dụng như: band hoặc chụp thép, với hàm giữ khoảng tháo lắp có thể không cần gắn bất cứ thiết bị nào, hàm răng sau đó được lấy dấu. Dấu này sẽ gửi đến xưởng. Buổi hẹn tiếp theo cách khoảng 3 – 5 ngày thì giao hàm giữ khoảng cho trẻ.
Lưu ý khi đeo hàm giữ khoảng và tái khám
– Hàm giữ khoảng có thể gây khó chịu trong vài ngày đầu nhưng trẻ sẽ sớm thích nghi dần dần nên bố mẹ cũng không cần quá lo lắng.
– Đối với hàm giữ khoảng tháo lắp có thể ảnh hưởng đến phát âm trong thời gian đầu nhưng bố mẹ cần nhắc nhở và giám sát việc đeo hàm vì nhược điểm của loại hàm này là tháo ra lắp vào nên trẻ rất hay khó chịu, ngoài ra một số trẻ hay quên làm mất dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.
– Khi đeo hàm giữ khoảng cố định cần tránh đồ ăn cứng hoặc dai dính, như kẹo dẻo và kẹo cao su. Vì đồ ăn này làm lỏng band và có thể bị mắc vào vòng dây thép, một số trẻ sẽ đưa lưỡi qua lại do lạ miệng dẫn đến có thể tổn thương lưỡi. Chính vì thế bố mẹ cần nhắc trẻ không dùng tay hay lưỡi ấn vào hàm giữ khoảng, sẽ gây lỏng hàm và rơi hàm.
– Chải răng thường xuyên để giúp lợi khỏe mạnh.
– Thăm khám định kỳ ít nhất 6 tháng 1 lần để tránh các vấn đề liên quan tới hàm giữ khoảng như: hàm giữ khoảng bị bong ra, lỏng lẻo, gãy vỡ… Đặc biệt là khi trẻ không chải răng đầy đủ, phần mô lợi có thể trùm lên cả phần dây thép, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Trong trường hợp đó, bác sĩ có thể cần phải loại bỏ phần mô lợi bằng phẫu thuật.
Trên đây là thông tin về phương pháp trồng răng implant cho trẻ và giải pháp thay thế tốt nhất khi trẻ chưa đến tuổi thực hiện cấy ghép implant mà không may bị mất răng. Để có phương án điều trị tốt nhất cho tình trạng hiện tại của trẻ, bố mẹ vui lòng để lại thông tin hoặc liên hệ theo địa chỉ dưới đây để nhận được sư tư vấn trực tiếp từ bác sĩ chuyên khoa.