Bung Dây Cung Niềng Răng: Nguyên Nhân và Cách Khắc Phục

Bung dây cung niềng răng là một vấn đề phổ biến mà nhiều người niềng răng có thể gặp phải. Tuy nhiên, đây không phải là một tình huống nghiêm trọng và có thể được xử lý một cách hiệu quả nếu được xử lý đúng cách. Cùng SHINING SMILE tìm hiểu thêm nhé.

Các nguyên nhân dẫn đến đứt dây cung niềng răng

Do ăn uống

Việc ăn uống của bạn sẽ quyết định rất nhiều đến đến tuổi thọ của dây cung. Trong quá trình niềng răng thì luôn được khuyên chỉ nên ăn các thức ăn mềm và nhỏ, nhằm bảo vệ an toàn các mắc cài cũng như cho dây cung được bền chắc hơn, giúp cho quá trình niềng răng không bị ngắt quãng và đồng thời cũng hạn chế được các thương tổn không đáng có.

Hoạt động mạnh

Trong khoảng thời gian niềng răng, các bạn nên hạn chế chơi các trò chơi thể thao mạo hiểm và vận động nhiều vì sẽ dễ xảy ra nhiều sự va chạm. Có thể khá nhiều người chưa hiểu rõ nhưng trên thực tế các hoạt động này hoàn toàn có thể  dẫn đến tình trạng đứt dây cung niềng răng. Trong quá trình các bạn chơi thể thao mạnh nếu dây cung bị bung tuột hoặc đứt, rất có thể nó sẽ đâm vào má và nướu gây ra tình trạng chảy máu, đau đớn thậm chí còn có thể bị nhiễm trùng. Vì vậy hãy hạn chế va chạm khi hoạt động mạnh nhé

Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Khi bạn vệ sinh răng miệng đúng cách thì mắc cài cũng như dây cung sẽ hoạt động tốt và cố định hơn. Và ngược lại, nếu các bạn vệ sinh răng không đúng cách, dùng bàn chải đầu quá cứng có thể sẽ làm tuột dây cung hoặc đứt dây cung niềng răng.

screenshot-2024-06-05-004557-2.png

Hậu quả khi tuột hoặc dây cung niềng răng nếu không được xử lý ngay

Dây cung đâm vào má

Khi tuột hoặc đứt dây cung niềng răng, nếu các bạn không cẩn thận hoặc không biết cách xử lý đúng cách thì khả năng dây cung sẽ đâm vào má là khá cao: gây xước các mô mềm, tổn thương cho răng miệng. Điều này không những ảnh hưởng đến kết quả của việc niềng răng mà còn sẽ gây khó khăn, đau đớn trong quá trình ăn, nhai, giảm vị giác, chán ăn từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe toàn thân.

Tuy các bạn có thể tự xử lý dây cung đâm vào má tại nhà nhưng sẽ không được đảm bảo an toàn tuyệt đối. Nhưng với trường hợp xử lý dây cung không đúng cách có thể sẽ dẫn đến lệch vị trí răng hoặc gây nhiễm trùng tại vị trí đó.

Quá trình niềng răng bị gián đoạn

Nhiều người sau khi bị tuột dây cung thường hay tìm cách cố định lại dây cung tạm thời rồi sau đó rất lâu mới đến nha khoa khắc phục. Nếu trong một vài ngày thì không sao nhưng nếu các bạn để lâu sẽ làm gián đoạn quá trình niềng răng và sẽ lâu hơn dự kiến

screenshot-2024-06-05-004608.png

Phải làm gì khi bị tuột hoặc đứt dây cung niềng răng?

Trong những giai đoạn đầu của quá trình niềng răng, răng sẽ di chuyển rất nhanh và có thể khiến dây cung bị bung tuột hoặc đứt ra khỏi mắc cài. Khi các bạn nhận thấy rằng có sự cố ở dây cung thì không cần quá lo lắng. Sự can thiệp và giúp đỡ của các bác sĩ sẽ là biện pháp hiệu quả nhất

Sáp nha khoa sẽ là một vị cứu tinh của các bạn khi gặp phải tình trạng tuốt hoặc đứt dây cung niềng răng này này. Hãy lấy 1 lượng sáp nha khoa vừa đủ, vo tròn nó lại và dán thật chặt vào các rãnh của mắc cài, nó sẽ giúp cho dây cung tạm thời không còn tuột ra ngoài nữa. Lưu ý rằng bạn phải đặt đúng dây cung vào chính giữa các rãnh, tránh việc đặt lệch, vênh.

Sau đó, hãy liên hệ ngay với nha khoa mà các bạn đang niềng răng để thông báo cho các bác sĩ sự cố và đặt lịch hẹn sớm nhất để có thể kiểm tra và được các bác sĩ khắc phục lại tình trạng trên.

Loại bỏ ngay những thức ăn cứng và dẻo, đây là nguyên nhân khiến bị tuột hoặc đứt dây cung niềng răng.

rang-yeu-co-nieng-duoc-khong-2.png

Bung dây cung niềng răng là một tình huống phổ biến nhưng có thể được xử lý tốt nếu được chăm sóc đúng cách. Việc tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ nha khoa và duy trì vệ sinh răng miệng tốt là rất quan trọng để phòng ngừa và xử lý hiệu quả tình trạng này. Liên hệ để được hỗ trợ qua Hotline: 039775 8888 Địa chỉ tại Số 47 Khúc Thừa Dụ, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Shining Smile

Loading
Đang gửi thông tin đăng ký. Vui lòng chờ trong giây lát...