Cấu tạo của khí cụ mắc cài như thế nào?

Niềng răng mắc cài là phương pháp chỉnh nha hiệu quả nhất hiện nay, với nhiều ưu điểm vượt trội niềng răng mắc cài được nhiều đối tượng bệnh nhân đang có nhu cầu chỉnh nha lựa chọn sử dụng. Bậy cấu tạo của khí cụ mắc cài như thế nào mà lại có tác dụng kỳ diệu đến vậy? Bạn hãy cùng tìm hiểu tron bì viết này nhé.

Cấu tạo của khí cụ mắc cài

Cấu tạo của khí cụ mắc cài có nhiều thành phần, vì chúng nhỏ và liên kết mật thiết với nhau để tạo nên hệ thống mắc cài vững chắc. Các bộ phận làm nên cấu tạo của khí cụ mắc cài bao gồm : Thun, hook, dây cung chỉnh nha, khâu...

Cấu tạo của khí cụ mắc cài-1

Khí cụ mắc cài

Mắc cài

Những hình vuông nhỏ được đính lên răng (hoặc khâu) bằng một chất keo đặc biệt. Mắc cài hoạt động như một điểm đặt lực, giữ chặt dây cung và di chuyển các răng. Các loại mắc cài khác nhau được làm từ các vật liệu khác nhau như thép không gỉ, sứ hoặc nhựa (giống màu răng). Trong một vài trường hợp, mắc cài còn có thể được đính vào mặt sau của răng để giấu đi sự hiện diện của chúng.

Thun

Thun được gắn trên hook, tạo sự liên kết giữa hai hàm với nhau. Phần thun này thường bệnh nhân sẽ được bác sĩ hướng dẫn sử dụng và bệnh nhân có thể về nhà lắp vào hoặc tháo ra tùy ý.

Hook

Là một bộ phận được thiết kế để gắn thun vào, hook thường được gắn chắc chắn ở vùng răng nanh hoặc răng cối

Dây cung chỉnh nha

Dây cung chỉnh nha thường có tác dụng tạo nên lực để trực tiếp di chuyển răng lệch lạc theo những định hướng của mắc cài. Dây cung được thiết kế theo nhiều loại : tròn, vuông khác nhau, kích cỡ cũng khác nhau và được làm bằng chất liệu không gỉ. Dây cung sẽ được thay đổi theo thời kỳ hay nói cách khác là giai đoạn niềng răng mà không phải cố định một dây cung trong suốt quá trình chỉnh nha.

Cấu tạo của khí cụ mắc cài-2

Chức năng của khí cụ mắc cài là cố định mắc cài đúng vị trí trên cung hàm

Minivis

Minivis là bộ phận được sử dụng trong trường hợp bệnh nhân bị hô, móm hoặc cười hở lợi nặng. Minivis giúp kiểm soát lực chính xác và dễ dàng hơn. Giúp di chuyển khối răng từ phía trước dịch chuyển ra sau, làm cho khớp cắn của bệnh nhân đồng đều hơn. Trước đây với hệ thống mắc cài thông thường thì việc niềng răng đối với các đối tượng bị hô, móm, cười hở lợi có thể sẽ tốn 3 tới 4 năm. Nhưng hiện nay với sự hiện đại, cải tiến trong niềng răng và đặc biệt là với sự hỗ trợ của minivis thì quá trình niềng răng được rút ngắn xuống còn khoảng 1 tới 2 năm.

Ngoài  ra trong cấu tạo của khí cụ mắc cài còn một bộ phận nữa đó là thun tách kẽ. Thun tách kẽ được sử dụng khi bệnh nhân đã đeo khí cụ mắc cài được 1 tuần. Thun tách kẽ được sử dụng nhằm tách kẽ khoảng cách giữa hai răng với nhau, tránh tình trạng răng khít gây ra hiện tượng xô đẩy, chen lấn. 

Cấu tạo của khí cụ mắc cài-3     

Shining Smile

Loading
Đang gửi thông tin đăng ký. Vui lòng chờ trong giây lát...