Chảy máu chân răng khi niềng nguyên nhân do đâu?
Việc chảy máu ở chân răng sau khi thực hiện kỹ thuật chỉnh nha niềng răng có thể đến từ các nguyên nhân khác nhau như:
Khí cụ chỉnh nha làm xước bên trong khoang miệng
Hệ thống răng được niềng lại bằng hệ thống khí cụ chỉnh nha để điều chỉnh những khuyết điểm về nha khoa. Khi mới niềng răng khoang miệng chưa kịp thích nghi với những khí cụ như mắc cài dây cung. Chúng thường xuyên cọ xát vào má môi và có thể gây tổn thương dẫn đến chảy máu trong thời gian đầu. Nếu dư dây cung hoặc dây thép có thể khiến chúng đâm vào má liên tục và chảy máu khá thường xuyên. Chảy máu trong khoang miệng cũng dễ gây nhầm lẫn với chảy máu chân răng.
Chảy máu do viêm lợi
Việc vệ sinh răng miệng sau khi niềng răng gặp khá nhiều khó khăn. Nếu răng và khoang miệng không được vệ sinh đúng cách sẽ khiến cặn thức ăn tích tụ. Vi khuẩn sinh sôi phát triển rất dễ dẫn đến viêm lợi chảy máu chân răng. Ngoài ra răng mới niềng cũng nhạy cảm hơn bình thường nên dễ bị sưng viêm hơn. Lợi bị viêm nên chân răng và nướu rất dễ bị chảy máu.
Chảy máu ở chân răng sau khi niềng răng khá phổ biến
Kỹ thuật chỉnh nha của nha sĩ
Tình trạng chảy máu chân răng khi niềng nhiều khi cũng đến từ kỹ thuật chỉnh nha của nha sĩ. Nếu bác sĩ chưa nhiều kinh nghiệm và tay nghề chưa cao có thể chỉnh lực siết răng không phù hợp. Lực siết răng quá mạnh có thể tác động đến chân răng gây chảy máu thậm chí răng yếu đi và lung lay. Nhiều trường hợp lỗi kỹ thuật khi chỉnh nha còn dẫn đến bật chân răng mất răng.
Thiếu dưỡng chất
Khi mới niềng răng, răng đau nhức, khí cụ vướng víu khiến việc ăn uống khá khó khăn. Đây là lý do nhiều người bị giảm cân khi niềng răng. Vitamin C ảnh hưởng đến sự vững chắc của các mạch máu chân răng. Vitamin K quan trọng với quá trình đông máu. Vitamin C giúp tăng đề kháng phòng ngừa viêm nhiễm. Vitamin B ảnh hưởng đến sức bền thành mạch. Thiếu hụt chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin C vitamin K vitamin B và canxi khiến chân răng yếu dễ viêm lợi tụt lợi và dễ chảy máu chân răng.
Một số bệnh lý cũng có triệu chứng chảy máu chân răng
Đôi khi chảy máu chân răng do bệnh lý trùng hợp với thời điểm niềng răng khiến nhiều người nhầm lẫn đó là chảy máu chân răng khi niềng. Thực tế một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiểu cầu, ung thư máu,… cũng có một trong các triệu chứng là chảy máu chân răng. Một số bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông máu, thuốc chống đột quỵ, thuốc làm thay đổi nồng độ hormone cũng có thể có tác dụng phụ là chảy máu chân răng.
Chảy máu chân răng thường xuyên khiến những người niềng răng lo lắng
Chảy máu chân răng khi niềng cần làm gì?
Theo các nha sĩ chảy máu răng sau khi niềng là triệu chứng khá bình thường nếu lượng máu chảy ra không nhiều. Khi thấy chảy máu chân răng bạn có thể bình tĩnh làm những việc như sau:
- Dùng nước muối loãng để súc miệng. Việc này sẽ giúp sát trùng cầm máu để tránh vi khuẩn tấn công gây viêm lợi và chảy máu nặng hơn.
- Dùng bông y tế khéo léo chèn vào lợi để cầm máu. Chỉ khoảng vài phút bạn sẽ thấy máu ngừng chảy.
- Nếu thấy máu chảy khá nhiều bạn nên ngửa đầu. Khi cúi đầu máu sẽ chảy ra nhiều hơn.
- Tạm thời khi chân răng đang chảy máu bạn không nên ăn uống để tránh tác động vào chân răng. Khi máu đã cầm bạn có thể ăn đồ ăn mềm và lỏng.
- Ngay lúc chảy máu việc chải răng là không cần thiết. Bạn nên để máu ngừng chảy mới vệ sinh răng miệng và cần thực hiện hết sức nhẹ nhàng. Nếu dùng bàn chải bạn không nên tác động lực quá mạnh. Nếu dùng tăm nước bạn cũng không nên dùng mức cao nhất để tránh làm chảy máu hay bung mắc cài.
- Nếu chảy máu nhiều liên tục kèm theo đó là cảm giác đau tức lung lay chân răng bạn nên đến gặp nha sĩ để kiểm tra lại và điều chỉnh lực siết nếu cần.
- Nếu cẩn thận bạn nên ghi chép để tiện theo dõi tình trạng chảy máu. Nếu thấy tình trạng này tái diễn liên tục tần suất tăng lên lượng máu nhiều hơn bạn cần tìm đến nha khoa càng sớm càng tốt.
Chảy máu chân răng thường xuyên khiến những người niềng răng lo lắng
Phòng ngừa chảy máu chân răng khi niềng
Để hạn chế chảy máu chân răng khi niềng bạn có thể áp dụng một số biện pháp như:
- Dùng sáp nha khoa để bọc các điểm cuối dây cung hay mắc cài khi mới niềng để khoang miệng không bị tổn thương gây chảy máu và viêm nhiễm. Khi chưa mua được sáp nha khoa bạn có thể dùng bông gòn để chèn tạm thời.
- Nếu cảm giác được một đầu dây cung thừa bạn nên liên hệ nha sĩ để được cắt bỏ.
- Dù hệ thống mắc cài dây cung khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn nhưng bạn hãy cố gắng vệ sinh kỹ càng nhất có thể. Nếu dùng bàn chải thông thường không hiệu quả bạn có thể dùng máy tăm nước chỉ nha khoa,...
- Chế độ ăn uống sau niềng răng không chỉ giúp đảm bảo sức khỏe mà còn củng cố độ vững chắc của chân răng và giúp răng nhanh ổn định hơn. Khi mới niềng răng bạn nên ưu tiên ăn thực phẩm mềm hoặc món ăn dạng lỏng. Ngoài ra bạn cũng có thể bổ sung vào chế độ ăn uống các loại nước ép sinh tố thực phẩm chức năng để bổ sung những vitamin cần thiết.
- Lựa chọn địa chỉ chỉnh nha uy tín là cách để bạn có một hàm răng như ý trong tương lai và hạn chế tác dụng phụ sau khi niềng răng trong đó có chảy máu.
- Thông thường 2 tuần một lần bác sĩ lại yêu cầu bạn tái khám. Dù bận bịu đến đâu hãy cố gắng tuân thủ lịch tái khám để bác sĩ đánh giá sự dịch chuyển của răng nhằm có những điều chỉnh hợp lý. Nếu để quá lâu mới tái khám răng dịch chuyển cũng khiến dây cung thừa ra và gây chảy máu trong khoang miệng.
Theo các nha sĩ niềng răng có độ an toàn cao và chảy máu chân răng khi niềng cũng rất bình thường bạn không cần lo lắng. Trong trường hợp máu chảy nhiều khó cầm bạn nên đi khám để biết nguyên nhân chính xác.
Chảy máu chân răng khi niềng răng có thể làm bạn lo lắng và không thoải mái trong quá trình điều trị. Tại Nha khoa Shining Smile, chúng tôi không chỉ tập trung vào việc đạt được kết quả đẹp mắt mà còn đảm bảo sức khỏe và thoải mái của bạn suốt quá trình niềng răng. Với phương pháp niềng răng hiện đại và đội ngũ chuyên gia nha khoa giàu kinh nghiệm, chúng tôi cam kết giảm thiểu tình trạng chảy máu chân răng và tạo ra một trải nghiệm điều trị thoải mái và hiệu quả nhất. Hãy để Shining Smile giúp bạn có một nụ cười rạng ngời mà không gặp phải những bất tiện không mong muốn.