1. Các giai đoạn trong niềng răng
Nhìn chung, niềng răng được chia làm 5 giai đoạn bao gồm:
- Giai đoạn dàn thẳng răng: Đây là giai đoạn đầu tiên trong quá trình niềng răng. Ban đầu, bác sĩ sẽ gắn mắc cài lên bề mặt răng, sau đó sử dụng lực siết để răng có thể di chuyển và dàn thẳng. Giai đoạn này diễn tra khoảng từ 2 - 4 tháng. Thời gian đầu khi siết răng bệnh nhân có thể cảm thấy khó chịu và đau nhức. Tuy nhiên, bệnh nhân không cần quá lo lắng vì cơn đau thường chỉ diễn ra trong thời gian ngắn, khoảng 3 - 5 ngày sau siết răng.
- Giai đoạn điều chỉnh chân răng: Ở giai đoạn này, răng tiếp tục được siết để tạo lực kéo trên dây cung, giúp răng tiếp tục dịch chuyển và trục răng chuẩn hơn.
- Giai đoạn đóng khoảng răng: Sau khi điều chỉnh chân răng giúp trục răng tương đối đều, bệnh nhân sẽ bước vào quá trình đóng khoảng răng. Giai đoạn này thường diễn ra trong vòng 4 - 8 tháng.
- Giai đoạn đóng khớp theo chiều đứng: Giai đoạn đóng khớp theo chiều đứng hay còn gọi là đóng khớp cắn, đây là giai đoạn có ảnh hưởng lớn đến khả năng ăn nhai của bệnh nhân. Ở giai đoạn này, bệnh nhân sẽ được tiến hành móc thun từ hàm trên xuống hàm dưới. Giai đoạn đóng khớp thường diễn ra trong vòng 2 - 8 tuần.
- Giai đoạn duy trì: Khi này, răng đã hoàn thiện. Tuy nhiên sau một quá trình dài, răng liên tục di chuyển để có thể về vị trí mong muốn, răng sẽ chưa kịp thích nghi với vị trí mới và có xu hướng di chuyển lại về vị trí cũ. Vì vậy, bệnh nhân cần phải đeo hàm duy trì để giữ răng ở đúng vị trí, duy trì kết quả niềng răng.
2. Giai đoạn đóng khoảng răng là gì?
Trong quá trình niềng răng, giai đoạn đóng khoảng trong niềng răng được xem là giai đoạn quan trọng nhất giúp đưa răng về vị trí mong muốn. Khi niềng răng, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng. Việc nhổ răng sẽ tạo ra khoảng trống trên cung hàm giúp hỗ trợ khắc phục tình trạng răng hô, răng chen chúc. Khoảng trống khi nhổ răng sẽ được khắc phục bằng cách đóng khoảng để răng có thể khít lại và đều hơn. Ở giai đoạn đóng khoảng, bác sĩ sẽ tiến hành thay thế dây cung thường thành dây Stainless Steel để tăng độ cứng và lực kéo cho quá trình chỉnh răng.
Nhìn chung, giai đoạn đóng khoảng có thể thực hiện như sau:
- Kéo lùi các răng trước ra sau: Đối với các trường hợp răng hô vẩu hay các răng chìa ra ngoài nhiều, bác sĩ sẽ thực hiện kéo lùi các răng lại phía sau để cân đối khớp cắn cũng như sự hài hòa của hàm răng. Các răng trước sẽ được điều chỉnh lần lượt bằng cách dùng chun duỗi hoặc lò xo có hai móc kéo để kéo lùi các răng. Bác sĩ sẽ thực hiện thay chun chuỗi sau 2 – 3 tuần, hoặc thay lò xò kéo sau 4 – 6 tuần.
- Kéo các răng sau ra trước: Trường hợp răng bị móm, lệch khớp cắn, bác sĩ sẽ kéo răng ra trước giúp các răng có thể di chuyển ra trước để hàm răng cân đối hơn. Kéo các răng sau ra trước cũng tương tự như kéo răng ra sau nhưng ngược lại ở chỗ buộc cố định các khối răng trước và kéo từng răng sau ra trước.
- Phối hợp kéo răng trước ra sau và kéo răng sau ra trước: Trường hợp này, bác sĩ sẽ buộc răng thành từng nhóm và tiến hành kéo răng bằng lò xo để đóng khoảng.
3. Quá trình đóng khoảng răng mất bao lâu?
Thông thường thời gian đóng khoảng răng là trong vòng 6 - 8 tháng. Tuy nhiên, tốc độ dịch chuyển răng phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, do vậy không phải ai cũng có thời gian đóng khoảng như nhau. Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến thời gian đóng khoảng răng bao gồm:
- Độ tuổi: Ở độ tuổi trưởng thành, xương hàm tương đối chắc chắn, do đó tốc độ di chuyển răng trong quá trình niềng và đóng khoảng sẽ lâu hơn so với trẻ em.
- Khí cụ: Các khí cụ sử dụng trong quá trình niềng răng cần được đảm bảo chất lượng, để đảm bảo được lực kéo cho răng di chuyển. Nếu sử dụng khí cụ kém chất lượng, không tạo ra được lực kéo thích hợp thì răng sẽ không di chuyển và đóng khoảng được.
- Phương pháp đóng khoảng: Tùy theo phương pháp đóng khoảng mà lực kéo cũng khác nhau, do vậy thời gian đóng khoảng cũng sẽ thay đổi.
- Vị trí răng cần đóng khoảng: Tùy thuộc vào vị trí của răng cần di chuyển đóng khoảng, ví dụ như răng nanh có chân răng dài và sâu thì thời gian di chuyển sẽ lâu hơn.
4. Những lưu ý trong quá trình đóng khoảng răng
Trong những ngày đầu tiên thực hiện đóng khoảng răng, bệnh nhân sẽ gặp phải các vấn đề như đau nhức, răng lung lay nhẹ hay các khí cụ cọ xát làm rách vùng môi, má,...
Dưới đây là một số giải pháp giúp giảm sự khó chịu khi đóng khoảng và giúp quá trình này diễn ra thuận lợi hơn:
4.1. Giảm đau
Những ngày đầu tiên, khi vừa cắm thêm minivis hoặc móc lò xo có thể làm răng đau nhức. Bệnh nhân có thể áp dụng các biện pháp sau để hỗ trợ giảm đau:
- Súc miệng bằng nước muối ấm vào buổi sáng và tối, hoặc bệnh nhân cũng có thể súc miệng khi cảm thấy quá đau nhức.
- Chườm nóng/lạnh: Chườm nóng/lạnh lên vị trí đau sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau cục bộ để bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn.
- Dùng thuốc giảm đau: Không nên tự ý dùng thuốc mag hãy tham khảo nhân viên y tế trước khi dùng.
4.2. Chăm sóc răng miệng đúng cách
Quá trình đóng khoảng, lực siết sẽ mạnh hơn bình thường, do đó răng sẽ khá yếu. Bệnh nhân nên để lưu ý vệ sinh răng sạch sẽ để đảm bảo không bị các tình trạng như viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu,... Hãy lựa chọn các loại bàn chải có đầu chải nhỏ, sợi lông mềm để giúp vệ sinh răng một cách nhẹ nhàng, sạch sẽ. Để hỗ trợ quá trình vệ sinh răng, bệnh nhân có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa, máy tăm nước, nước súc miệng... để làm sạch răng.
- Chế độ ăn uống hợp lý: Bệnh nhân nên lưu ý đến khẩu phần ăn uống từ khi bắt đầu niềng răng. Nên hạn chế ăn các thực phẩm dai, cứng trong quá trình niềng để không bị rớt mắc cài làm ảnh hưởng đến thời gian đóng khoảng răng. Tuy nhiên, hãy chắc rằng luôn ăn uống đủ chất và đầy đủ dinh dưỡng.
- Tái khám đúng lịch: Giai đoạn đóng khoảng răng cần bác sĩ kiểm soát thường xuyên để không xảy ra nhưng sai lệch trên răng hay các biến chứng như cười hở lợi, răng quặp,...Do đó, bệnh nhân cần tái khám định kỳ, đúng lịch hẹn.
Tóm lại, thời gian đóng khoảng răng có thể thay đổi tùy thuộc vào một số yếu tố và cách chăm sóc răng miệng của bệnh nhân. Do đó, hãy đảm bảo vệ sinh răng miệng đúng cách, duy trì chế độ ăn uống hợp lý để quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi và đem lại kết quả tốt nhất.
Hãy liên hệ Hotline 039775 8888 hoặc đến địa chỉ Số 47 Khúc Thừa Dụ, Q. Cầu Giấy, Hà Nội ngay hôm nay. Chuyên gia nha khoa tại SHINING SMILE sẽ tư vấn và lên lịch hẹn miễn phí cho bạn. Cùng SHINING SMILE, hành trình sở hữu nụ cười rạng rỡ suốt đời đang chờ đợi!