Lấy dấu răng là gì?
Lấy dấu răng là kỹ thuật sử dụng các nguyên liệu như bột, thạch cao hoặc công nghệ hiện đại để mô phỏng lại hình dáng, kích thước của các răng trên cung hàm một cách chuẩn xác đến từng milimet.
Răng dấu răng là phương pháp mô phỏng hình dáng và kích thước răng chuẩn nhất
Lấy dấu răng để làm gì?
Lấy dấu răng là công đoạn không thể thiếu khi thực hiện các phương pháp thẩm mỹ răng như niềng răng, bọc sứ, cấy ghép Implant,… Việc làm này nhằm mục đích mô phỏng lại cấu trúc, hình dáng của răng và xương hàm một cách chính xác.
Thông qua kết quả mô phỏng, các kỹ thuật viên có thể chế tạo ra khay niềng hoặc những chiếc răng sứ đúng với kích thước và tỷ lệ của khách hàng. Mang lại hiệu quả chỉnh nha cao, đồng thời tránh được những trường hợp không vừa kích cỡ, sai lệch vị trí hay những tác động tiêu cực khác đến sức khỏe răng miệng.
Ngoài ra, kỹ thuật này còn mang đến một số lợi ích khác như:
- Giúp bác sĩ lưu lại tình trạng răng hàm và khớp cắn trước khi tiến hành chỉnh nha.
- Mẫu vật thu được sau khi lấy dấu là cơ sở để bác sĩ chẩn đoán và lên phác đồ điều trị, phục hình cụ thể cho từng khách hàng với các dịch vụ khác nhau.
- Giúp bác sĩ xác định thời gian điều trị, phục hình cụ thể cho từng trường hợp.
Dấu răng có tác dụng giúp mô phỏng lại kích thước và cấu trúc răng phục vụ cho việc phục hồi và trồng răng đã mất
Các phương pháp lấy dấu răng
Hiện nay, có tất cả 05 cách lấy dấu hàm:
Lấy dấu bằng thạch cao
Lấy dấu bằng thạch cao là phương pháp đã có từ rất lâu và cho đến hiện nay vẫn được sử dụng rộng rãi trong nha khoa. Loại vật liệu này có cả những ưu điểm và nhược điểm.
Ưu điểm:
- Đảm bảo độ chính xác cao khi cần mô phỏng lại bề mặt răng.
- Không bị biến chất khi tiếp xúc với nước.
- Có độ bền cao trong quá trình sử dụng và lưu trữ mẫu.
- Tính lỏng của thạch cao giúp hạn chế tình trạng biến dạng.
Nhược điểm:
- Mùi thạch cao gây cảm giác khó chịu, buồn nôn.
- Lấy dấu bằng thạch cao đòi hỏi bác sĩ phải có kỹ thuật cao.
- Có nguy cơ chảy vào đường thở khi lấy dấu.
Lấy dấu bằng Alginate
Alginate là vật liệu cho ra nhiều mức độ lỏng khác nhau tùy vào tỷ lệ bột và nước được pha chế. Alginate tạo ra sự đàn hồi nhẹ nên thường được sử dụng để phục hình khe nướu hẹp, lấy dấu hàm khi niềng răng.
Ưu điểm:
- Có thể tiếp xúc trực tiếp với nước.
- Giúp sao chép bề mặt răng một cách chính xác.
- Thời gian đông khác nhau tùy theo nhiệt độ nước.
- Tùy chọn được độ nhớt phù hợp bằng cách thay đổi tỷ lệ bột và nước.
Nhược điểm:
- Khi lấy dấu cần phải đổ mẫu ngay.
- Kích thước mẫu vật không ổn định theo thời gian.
Alginate là phương pháp lấy dấu hàm phổ biến trong niềng răng
Lấy dấu bằng cao su
Cao su hay silicon là loại vật liệu phổ biến trong nha khoa, thường được sử dụng trong các trường hợp lâm sàng. Lấy dấu bằng cao su giúp hạn chế tình trạng mô di động tràn lên hoặc xuất hiện ở xung quanh nền tựa thay cho vật liệu lỏng không mang đến hiệu quả cao.
Ưu điểm:
- Lấy dấu bằng cao su chi tiết và chuẩn xác.
- Cao su rắn chắc, có độ đàn hồi tốt và độ bền cao.
- Có thể sử dụng cho mọi kiểu lấy dấu nên rất thuận lợi trong quá trình phục hình.
- Cao su có độ nhớt nên bạn có thể thay đổi theo ý muốn và mục đích sử dụng một cách dễ dàng.
- Đảm bảo ổn định về kích thước sau khi lấy dấu.
Nhược điểm:
- Không thể tiếp xúc với nước.
- Thời gian hoạt động và đông rất nhanh.
- Chi phí lấy dấu bằng cao su khá cao.
Lấy dấu bằng hợp chất nhựa dẻo
Hợp chất nhựa dẻo chủ yếu được sử dụng để phục hình tháo lắp. Tuy nhiên, vì dẫn nhiệt chưa tốt nên phải đảm bảo làm nóng đầy đủ.
Ưu điểm:
- Tùy theo cách dùng mà cho độ dẻo khác nhau.
- Hỗ trợ lấy dấu nhiều phân đoạn.
- Tương đối ổn định theo thời gian.
- Chi phí lấy dấu khá rẻ.
Nhược điểm:
- Vì là hợp chất nhiệt nên khi nóng quá có thể làm niêm mạc bỏng. Do đó, khi sử dụng cần phải hết sức cẩn trọng.
Lấy dấu bằng công nghệ CAD/CAM
Công nghệ CAD/CAM là phương pháp lấy dấu hiện đại có thể thay thế hoàn toàn cách lấy dấu răng bằng tay trước đây.
Trước tiên, bác sĩ sẽ áp dụng kỹ thuật Scan (quét) trong khoang miệng lấy thông tin về vùng răng cần lấy dấu. Sau đó, đưa thông tin này cho kỹ thuật viên để tiến hành chế tạo ra khay niềng hoặc răng sứ phù hợp.
Công nghệ lấy dấu hàm CAD/CAM mang đến những ưu điểm vượt trội như:
- Cho số liệu chính xác gần như tuyệt đối.
- Thời gian lấy dấu nhanh hơn rất nhiều so với các phương pháp truyền thống.
- Không gây cảm giác khó chịu, buồn nôn.
- Có thể điều chỉnh dễ dàng với màn hình hiển thị trước khi tiến hành chế tác phục hình.
Quy trình lấy dấu răng chuẩn y khoa
Lấy dấu hàm không phải là một kỹ thuật đơn giản. Để đảm bảo độ chính xác, hạn chế sai lệch bạn cần thực hiện theo đúng quy trình của từng kỹ thuật lấy dấu khác nhau.
Lấy dấu răng một thì
Đây là kỹ thuật lấy dấu hàm răng bằng tay có thể áp dụng cho toàn hàm. Kỹ thuật này sở hữu một số ưu điểm vượt trội như: không cần chất lấy dấu nhẹ, mỗi quy trình chỉ cần một ống trộn, dễ lấy vật dụng sau khi đổ, ít tốn kém chi phí.
Tuy nhiên, hạn chế của lấy dấu răng một thì là không đảm bảo độ chính xác, khuôn lấy dấu dễ biến dạng và gây cho bệnh nhân cảm giác khó chịu.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ lấy dấu. Bao gồm: chất lấy dấu Light và Putty, số đơn vị 1 – 4, khay lấy dấu (nửa hàm, toàn hàm, hàm đôi, cá nhân).
- Bước 2: Tiến hành lấy dấu. Bác sĩ bơm chất lấy dấu Light xung quanh răng cần lấy dấu. Tiếp theo là đặt chất lấy dấu Putty vào khay đã chuẩn bị ở bước 1 rồi đặt vào khoang miệng của bệnh nhân. Cuối cùng là giữ chặt khay, chờ đến khi chất lấy dấu đông lại rồi lấy ra.
Lấy dấu hai thì
Lấy dấu hai thì là kỹ thuật phức tạp vào có độ khó cao hơn so với lấy dấu một thì. Tuy nhiên, nó vẫn được sử dụng rộng rãi trong nha khoa vì sở hữu những ưu điểm như: độ chính xác cao, các chi tiết khuôn mẫu được thể hiện rõ ràng.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị vật liệu và dụng cụ lấy dấu. Bao gồm: chất lấy dấu Light và Putty, số đơn vị 1 – 4, thìa (nửa hàm, toàn hàm, hàm đôi, cá nhân)
- Bước 2: Tiến hành lấy dấu. Bác sĩ đặt chất lấy dấu Putty vào khay lấy dấu rồi phủ lên một miếng nhựa mỏng để ngăn cách. Tiếp theo là đặt khay vào miệng bệnh nhân cho đến khi chất lấy dấu đông lại rồi lấy ra, bỏ miếng nhựa, đem đi rửa và thổi khô dấu.
Sau đó, bác sĩ sẽ bơm chất lấy dấu Light vào xung quanh vùng răng cần lấy dấu và bơm một ít lên khay chứa chất Putty. Cuối cùng đặt lại trong miệng bệnh nhân và chờ cho đến khi chất lấy dấu đã đông thì lấy ra.
Shining Smile - Nha khoa thẩm mỹ uy tín tại Hà Nội, mang đến cho bạn dịch vụ lấy dấu răng chuẩn xác với mức giá hợp lý. Bảng giá chi tiết đã được cập nhật trên website của chúng tôi. Liên hệ ngay hotline 039775 8888 để được tư vấn miễn phí và nhận ưu đãi hấp dẫn!