Mất răng lâu năm có trồng được không? Phương pháp nào tốt?

Mất răng lâu năm, dù một hay nhiều răng, cũng làm giảm chức năng nhai, ảnh hưởng đến việc ăn uống và khiến người bệnh ngại nói cười, tự ti trong giao tiếp. Tuy nhiên mọi người thường chủ quan, đến khi các răng còn lại bị xô lệch, sai khớp cắn thì mới tìm kiếm giải pháp trồng lại răng đã mất. Với hơn 10 năm kinh nghiệm, Shining Smile tiếp nhận rất nhiều khách hàng bị mất răng lâu năm, theo đó cũng có rất nhiều thắc mắc được gửi đến.

 

 

1. Mất răng thường do vấn đề nào?

Hàm răng của người trưởng thành gồm có 32 chiếc răng, bao gồm răng cửa, răng nanh và răng hàm. Trong đó, răng hàm (các răng số 6, số 7 và số 8 – răng khôn) là những chiếc răng khỏe nhất, giữ vai trò quan trọng không chỉ giúp hoàn chỉnh bộ nhai mà còn góp phần đảm bảo khuôn mặt cân đối và thẩm mỹ hơn.

Tuy nhiên, bên cạnh yếu tố tuổi tác, hiện tượng mất răng, đặc biệt là răng hàm, ngày càng xuất hiện khá phổ biến do những nguyên nhân sau:

  • Mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy, viêm nha chu,… không điều trị kịp thời gây mất răng.

  • Chăm sóc răng miệng không đúng cách, chải răng qua loa, không thay bàn chải đánh răng thường xuyên…

  • Mất răng do tai nạn, chấn thương trong sinh hoạt và hoạt động hằng ngày như chơi thể thao, mang vác vật nặng.

  • Ngoài ra, một số thói quen: nghiến răng, thích ăn đồ cứng, ăn đồ ngọt, hút thuốc lá… cũng gây nên những mảng bám, tạo điều kiện cho bệnh viêm nướu phát triển, dẫn đến tình trạng mất răng.

2. Mất răng trong nhiều năm thường để lại hậu quả gì?

Theo các số liệu thống kê, có đến 80% người mất răng không trồng lại răng giả vì chủ quan nghĩ rằng có thể sử dụng các răng còn lại để nhai. Song, khi chiếc răng bị mất càng để lâu năm, sức khỏe hàm răng càng bị ảnh hưởng, khiến việc điều trị và phục hình răng về sau gặp nhiều khó khăn, thậm chí là gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

2.1. Khả năng ăn nhai kém, ảnh hưởng tiêu hóa

Nếu răng nanh và răng cửa giữ nhiệm vụ cắn và xé, thì răng hàm lại đóng vai trò nhai và nghiền nhuyễn thức ăn trước khi nuốt. Do đó, dù mất răng ở vị trí nào cũng đều làm cho lực nhai bị giảm, thức ăn không được nghiền nhỏ trước khi đưa xuống dạ dày. Điều này vừa khiến dạ dày buộc tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa thức ăn, vừa phải hoạt động hết công suất để co bóp, nhào trộn mới chuyển hóa hết dưỡng chất.

hậu quả khi để mất răng lâu nămKhi mất một răng đồng nghĩa bạn đã mất đi gấp đôi hệ số nhai của răng đó, do răng tương tự của hàm đối diện cũng không còn chức năng nhai.

2.2. Tiêu xương hàm

Mất răng lâu năm chính là nguyên nhân hàng đầu gây tiêu xương hàm. Vùng xương hàm ở khoảng trống mất răng không phải chịu tác động của lực nhai trong thời gian dài sẽ bị tiêu đi, kèm theo tình trạng tụt nướu. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây nhiều tác hại về sức khỏe lẫn thẩm mỹ của khuôn mặt.

2.3. Ảnh hưởng thẩm mỹ

Mất răng ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ khi bạn giao tiếp, nhất là những vị trí răng cửa, dễ thấy nói chuyện hay cười đùa. Nếu để mất răng lâu năm, vấn đề tiêu xương sẽ khiến vùng má bị hóp vào, môi bị lẹm nên khuôn mặt trông già hơn tuổi.

Tuổi già là điều mọi người thường sợ khi nghĩ đến. Thế nhưng, tuổi trẻ mà có khuôn mặt già nua lại còn đáng sợ hơn gấp ngàn lần. Hiện nay, có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn già đi nhanh chóng như stress, bệnh tật,…trong số đó MẤT RĂNG…

2.4. Ảnh hưởng các răng khác

Không chỉ giảm lực nhai hay ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tình trạng mất răng lâu năm còn gây hiện tượng sai khớp cắn. Do các răng bên cạnh có xu hướng đổ về phía răng mất nên gây ra tình trạng xô lệch răng và khớp cắn không còn chuẩn.

2.5. Khả năng phát âm

Khoảng trống tại vị trí răng mất sẽ khiến bệnh nhân khi nói chuyện bị thoát hơi, dẫn đến khó phát âm chính xác, nhất là những từ có âm gió. Chưa kể, nếu bị mất răng cửa còn làm giảm hoặc mất tương quan giữa răng – môi – lưỡi nên dễ nói ngọng, nói đớt, gây thiếu tự tin khi giao tiếp.

2.6. Khiến bệnh lý răng miệng diễn tiến nặng, nguy cơ mất răng toàn hàm

Mất răng lâu năm do bệnh lý nếu không chữa trị triệt để có nguy cơ cao bị mất răng toàn hàm. Bởi khi răng có khoảng trống, việc vệ sinh răng miệng không kỹ rất dễ để lại mảng bám gây sâu răng. Đồng thời, thao tác đánh răng có thể làm tổn thương đến nướu tại vị trí răng mất gây chảy máu, viêm nhiễm ở nướu và tủy răng.

2.7. Đau khớp thái dương hàm, đau đầu

Khi mất răng, các răng còn lại sẽ không còn lực nâng đỡ và dần bị xô lệch theo chiều ngẫu nhiên. Từ đó, làm tăng lực nhai lên răng dẫn đến thay đổi biên độ dao động của khớp thái dương hàm, lâu ngày gây đau vùng thái dương, đau đầu, cổ – vai – gáy…

mất răng lâu năm thường để lại nhiều hệ lụy hơn nhiều người tưởngMất răng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh loạn năng thái dương hàm, với biểu hiện đau vùng thái dương, mỏi hàm và đau đầu.

3. Mất răng lâu năm có trồng lại được không?

Trong trường hợp Cô/Chú, Anh/Chị đã gặp phải các biến chứng do mất răng lâu năm như suy giảm khả năng ăn nhai, hàm răng bị xô lệch,… thì việc điều trị tức thì cần được chú trọng trước khi dẫn đến các hậu quả nghiêm trọng hơn. Cô/Chú, Anh/Chị nên đến trung tâm nha khoa chuyên sâu để được tư vấn giải pháp phù hợp.

Với sự tiến bộ vượt bậc của nha khoa hiện đại, người mất răng lâu năm hoàn toàn có thể trồng răng lại bằng giải pháp cấy ghép Implant. Theo đó, Implant là trụ Titanium được cấy vào xương hàm để thay thế cho chân răng đã mất, sau đó phục hình sứ cố định với hình dáng, màu sắc như răng thật được gắn lên trên để khôi phục lại chức năng và thẩm mỹ cho răng bị mất.

Tuy nhiên do thời gian mất răng đã lâu có thể khiến xương hàm bị tiêu, hàm răng xô lệch nên quá trình điều trị có thể lâu dài và cần kết hợp nhiều giải pháp như ghép xương, chỉnh nha để tạo khoảng trống cấy Implant,… Tuỳ vào từng tình trạng, biến chứng khác nhau, Bác sĩ sẽ có giải pháp phù hợp.





 

Shining Smile

Loading
Đang gửi thông tin đăng ký. Vui lòng chờ trong giây lát...