Răng khôn và tác hại của răng khôn
Răng khôn (răng số 8) là chiếc răng cuối cùng mọc trên cung hàm. Răng khôn giống như một chiếc răng thừa của hàm răng bởi nó không có khả năng thực hiện chức năng ăn nhai.
Bởi vì là răng mọc lên cuối cùng, trong khi cung hàm không đủ chỗ trống nên răng khôn thường có xu hướng mọc ngầm, mọc lệch, mọc ngang, xô đẩy các răng bên cạnh, gây ra nhiều hậu quả như:
- Sưng đau: Răng khôn đâm vào lợi gây ra những cơn đau nhức âm ỉ kèm theo hiện tượng sưng lợi, sưng má.
- Viêm lợi trùm: Tại vị trí răng khôn, việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn. Do đó, thức ăn tích tụ lâu ngày sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn bám vào và phát triển, gây viêm vùng lợi các răng kế cận.
- Sâu răng, viêm tủy: Do việc vệ sinh răng miệng gặp nhiều khó khăn chưa kể trường hợp răng khôn mọc lệch, mọc ngang khiến thức ăn dễ dắt vào, tăng nguy cơ sâu răng, viêm tủy.
- Ảnh hưởng các răng bên cạnh: Răng khôn thường có xu hướng mọc chen lấn, xô đẩy các răng bên cạnh, dẫn đến phá hủy các răng bên cạnh.
- U nang xương hàm: Với trường hợp răng khôn mọc ngầm có thể gây ra tình trạng u nang xương hàm, thậm chí còn ảnh hưởng đến hệ thần kinh.
Nên nhổ răng khôn trước hay sau khi niềng?
Để quá trình niềng răng đạt được hiệu quả cao nhất, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ chiếc răng khôn trước khi niềng trong những trường hợp như:
- Răng khôn mọc lệch, mọc ngầm sẽ xô đẩy các răng bên cạnh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả niềng răng của bệnh nhân.
- Nhổ răng khôn thay thế cho các răng khác nhằm tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn.
Lợi ích của việc nhổ răng khôn trước khi niềng răng
Tạo khoảng trống cho răng di chuyển
Với trường hợp bệnh nhân có tình trạng răng mọc chen chúc, xô đẩy thì việc nhổ răng để tạo khoảng trống giúp răng dịch chuyển là điều hết sức cần thiết. Răng khôn chiếm một diện tích khá lớn trên cung hàm mà không đảm nhiệm chức năng ăn nhai nên việc loại bỏ răng khôn là hoàn toàn hợp lý. Thực hiện nhổ răng khôn không gây ảnh hưởng đến các răng kế cận cũng như chức năng ăn nhai của hàm.
Ngăn ngừa bệnh lý răng miệng
Loại bỏ những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch giúp việc vệ sinh răng miệng trở nên dễ dàng hơn. Từ đó loại bỏ vi khuẩn tích tụ và gây ra các bệnh lý về răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu,…
Bảo vệ kết quả niềng răng
Nếu không phát hiện và xử lý răng khôn sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và kết quả niềng răng của bệnh nhân. Nếu trong quá trình niềng, răng khôn mọc ngầm, mọc lệch không được nhổ bỏ, vô hình chung sẽ tác động lực đến các răng kế cận, gây ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc hàm răng. Điều này làm cho kết quả niềng răng không được như mong đợi.
Việc nhổ răng khôn trước khi niềng không chỉ giúp bác sĩ điều chỉnh được việc di chuyển của hàm răng mà còn ngăn ngừa được nhiều biến chứng nguy hiểm do răng khôn gây ra. Hy vọng với những chia sẻ trên đây phần nào sẽ giúp bạn giải đáp cho câu hỏi nhổ răng khôn trước hay sau khi niềng? Liên hệ SHINING SMILE qua hotline: 039775 8888 Địa chỉ tại Số 47 Khúc Thừa Dụ, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.