Niềng răng có đau không?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp điều trị những tình trạng răng như hô, móm, thưa, lệch lạc. Niềng răng phải trải qua nhiều giai đoạn, để răng và các bộ phận xung quanh răng làm quen với sự thay đổi từng ngày, cải thiện hàm răng đều và đẹp hơn.
Giai đoạn lấy dấu mẫu hàm và điều trị tổng quát
Ở giai đoạn Thăm khám – tư vấn điều trị, khách hàng sẽ trải qua bước lấy dấu mẫu hàm khoảng 10 phút. Sau khi thực hiện bước này, khách hàng có thể sẽ dễ bị buồn nôn, mỏi hàm do há miệng lâu.
Ở giai đoạn điều trị tổng quát. Đây là giai đoạn quan trọng để có một hàm răng khỏe mạnh chuẩn bị bước vào quá trình đeo niềng và gắn mắc cài nhưng cũng là giai đoạn dễ phát sinh nhiều đau nhức.
Tùy theo tình trạng và bệnh lý mà khách hàng gặp phải, Bác sĩ sẽ tiến hành các bước điều trị tổng quát khác nhau như: Trị viêm nướu, nạo túi, phẫu thuật nha chu, trám răng, nhổ răng, mài cùi lấy dấu hay chữa tủy… Nếu tình trạng răng bị các bệnh lý có thể sẽ đau, ê nhiều sau mỗi lần điều trị.
Sau khi tiến hành những điều trị răng miệng như đã kể trên, khách hàng thường có cảm giác ê răng, đau nhức, chảy máu… Đây là những biểu hiện thường gặp và phổ biến với nhiều khách hàng và cảm giác này khó chịu có thể chỉ kéo dài 3 – 5 ngày sẽ hết hoàn toàn.
Giai đoạn tách kẽ và gắn khâu
Theo các chuyên gia, giai đoạn đầu tiên trong gắn khí cụ mà chúng ta sẽ bị đau đó là khi thực hiện đặt thun tách kẽ răng. Giai đoạn này giúp tạo vùng hở trên răng để bác sĩ có thể gắn khâu vào. Trong khoảng 1-3 ngày đầu sau khi đặt thun tách kẽ, răng của bạn sẽ hơi ê buốt, ăn nhai hơi cộm, nhức nhẹ như bị vướng thức ăn. Và những ngày sau đó bạn sẽ cảm nhận rõ rệt hơn nỗi đau của niềng răng.
Răng sẽ ê nhức và có thể bạn sẽ không ăn được những đồ ăn bình thường. Thời điểm này bạn sẽ phải làm bạn với những món dễ ăn như cháo, súp, nước hoa quả. Tuy nhiên cơn đau này không đáng lo ngại vì trung bình khoảng 1 – 2 tuần đầu bạn sẽ quen dần và hết cảm giác ê buốt.
Bước tiếp theo của quá trình niềng răng là lấy dấu ấn khâu và gắn khâu. Khi ấn khâu có thể sẽ gây đau nhẹ.
Giai đoạn gắn mắc cài
Khi gắn mắc cài, răng sẽ chưa quen. Răng sẽ có triệu chứng ê do mắc cài gây đau má, đâm vào má, gây sưng, hoặc đau loét nhẹ. Cơn đau sẽ diễn ra trong một khoảng thời gian ngắn, thường là từ 3 – 5 ngày.
Sau khi gắn niềng thì các bộ phận như má, môi, nướu, lưỡi chưa thích ứng kịp nên có thể sẽ gây ra những cảm giác vướng víu, khó chịu. Nhưng sau đó một thời gian bạn sẽ quen dần và thấy việc đeo niềng răng hoàn toàn bình thường.
Giai đoạn đeo hàm duy trì
Khi răng và khớp cắn của khách hàng sau thời gian 18 – 24 tháng đeo niềng sẽ về đúng vị trí như mong muốn, cân đối, đều và đẹp hơn thì Bác sĩ sẽ tiến hành tháo niềng và hướng dẫn bạn đeo hàm duy trì.
Vai trò của hàm duy trì là giúp răng làm quen với sự điều chỉnh mới, không trở về vị trí cũ hoặc mọc xô lệch nữa. Sau thời gian đeo hàm duy trì theo chỉ định của Bác sĩ, răng đã đi vào ổn định thì quá trình niềng răng chính thức kết thúc tốt đẹp và nỗi lo niềng răng bị đau cũng lùi vào dĩ vãng.
Những cơn đau trong chỉnh nha đều có nguyên nhân thực sự. Trong những giai đoạn khác nhau, mức độ của những cơn đau cũng khác nhau. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do sự dịch chuyển của vị trí răng trên cung hàm, dưới tác động các các lực nắn chỉnh. Tuy nhiên cảm giác đau hay ê buốt còn tùy thuộc ở từng khách hàng và tình trạng răng miệng cần nắn chỉnh.
Những “cứu cánh” cho người niềng răng bị đau
Sử dụng sáp Nha khoa
Để giảm thiểu những cơn đau trong quá trình niềng răng, bạn có thể súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng hoặc nước muối. Nếu cơn đau nặng hơn, bạn hãy sử dụng sáp nha khoa đặt nhẹ lên các vị trí bị mắc cài vướng để hạn chế những cảm giác đau nhức, ê buốt.
Ngoài ra, những ngày đầu gắn mắc cài, bạn có thể dùng thuốc giảm đau nếu cảm thấy răng quá ê buốt và đau nhức. Tuy nhiên bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các loại thuốc giảm đau.
Vệ sinh răng miệng kỹ
Song song đó, việc chăm sóc răng sau khi niềng cũng cần được lưu ý kỹ lưỡng. Nếu chủ quan ở các khâu vệ sinh và chăm sóc răng, bạn có thể sẽ phải chịu nỗi đau nhiều hơn bình thường.
Để không phải bắt đầu hành trình “thoát khỏi” cơn đau niềng răng, bạn cần phải tập dần thói quen làm sạch răng miệng đúng cách bằng bàn chải mềm, bàn chải kẽ, cẩn thận và dành nhiều thời gian hơn cho việc vệ sinh răng miệng.
Để răng sạch hơn, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa và đưa dây chỉ qua niềng nhẹ nhàng, chậm rãi. Tuyệt đối không được để thức ăn, mảng bám giữ lại trên mắc cài, dây niềng, lò xo sẽ gây nguy hiểm đến răng đang được niềng.
Chế độ ăn uống khi niềng răng
Bạn nên hạn chế ăn các loại thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột, hoặc thực phẩm quá cứng, có độ dính như: kẹo cao su, đá cục, các loại hạt cứng (đậu phộng, hạt điều), tránh uống nhiều trà, nước ngọt vì sẽ gây tổn hại cho răng và làm vàng răng. Tránh va chạm và hoạt động mạnh làm ảnh hưởng tới răng.
Việc mắc cài, dây đai, lò xo… bị lệch, cong, đứt là điều khó tránh khỏi dù bạn đã rất cẩn trọng khi ăn uống, vệ sinh răng miệng. Khi xảy ra bất kì trường hợp nào trong suốt quá trình niềng răng, bạn nên tìm đến Bác sĩ hoặc trợ lý bác sĩ để xử lý nhanh nhất có thể.
Giảm rủi ro khi niềng răng với nha khoa uy tín
Ngoài những cách kể trên, muốn tránh được trường hợp ê, đau khi niềng răng, điều quan trọng nhất là ngay từ đầu bạn nên tìm đến những bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn và thấu hiểu tâm lý bệnh nhân.
Chỉ như vậy bạn mới có được một lộ trình niềng răng và thăm khám phù hợp, an toàn và giảm rủi ro. Nên chọn những địa chỉ nha khoa uy tín, có các thiết bị và công nghệ niềng răng hiện đại, chuyên sâu để tránh những rủi ro hay đau nhức trong quá trình chỉnh nha.
Với sự đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, nghiên cứu chuyên sâu về niềng răng, tốt nghiệp trường đại học Y Hà Nội, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của những trang thiết bị máy móc hiện đại hàng đầu thế giới, Nha khoa Shining Smile thu hút đông đảo các bạn trẻ đến tư vấn và niềng răng.
Những câu chuyện nghị lực “bước qua nỗi sợ đau” khi niềng răng
Kể về hành trình vượt qua những cơn đau khi niềng răng, bạn Nguyễn Thị Tuyết Nhung – một khách hàng của Nha khoa Shining Smile chia sẻ: “Ngày răng mình chính thức được đeo “dây chuyền”, cảm giác cũng hơi vướng víu nhưng mấy ngày là quen ngay thôi và cứ thế cũng tới ngày nhổ răng. Nhổ răng thực ra không đau đâu nha cả nhà. Mình nhổ 2 cái răng số 4 rồi mà vẫn không thấy đau tẹo nào. Hôm nay nhìn lại chặng đường đã trải qua mình thực sự rất hạnh phúc, răng nay đã đẹp hơn nhiều so với ngày xưa. Trên thế gian này không có người mang hàm răng xấu chỉ có người không biết làm răng đẹp thôi, mọi người ai muốn niềng răng thì làm ngay đi nhé! Cùng nhau vì một tương lai răng xinh.”
Không chỉ Tuyết Nhung, bạn Phạm Lê Long Hải sau một quá trình niềng răng cũng tâm đắc và hài lòng với diện mạo mới của mình, Long Hải tâm sự: “Gắn thun tách kẽ là khoảng thời gian khắc nghiệt nhất của tôi, đau và ê buốt là cảm giác tôi trải qua trong suốt một tuần và nó cũng làm tôi giảm cân như mong đợi. Nhổ răng – nỗi sợ của mọi người, đó là sự ê buốt và nhức chân răng cùng với đó là chảy máu như mọi người đã nghĩ. Nhưng với tôi đó là quá trình nhẹ nhàng, bác sĩ ở Nha khoa Shining Smile đã làm nó trở nên không đau và hoàn toàn nhanh chóng.”
Khi được hỏi quá trình niềng răng có đau không, bạn Trần Huỳnh Thanh Thư – một khách hàng niềng răng tại Nha khoa Shining Smile cho biết: “Nó rất đau đối với một đứa con gái hơi “bánh bèo” và “mít ướt” như em. Nhưng vì muốn đẹp hơn hoàn thiện bản thân hơn thì những cái đau đó không đánh gục được quyết tâm của bản thân. Ngày đầu gắn mắc cài, em không ăn được gì chỉ ăn cháo và uống sữa. Rồi thời gian cứ trôi và bây giờ mọi thứ điều rất tốt, răng đã đều và khít nhau hết rồi. Em chân thành muốn gửi đến Nha khoa Shining Smile lời cảm ơn vì sự tận tâm và chu đáo mỗi khi em đến nha khoa! Đến tận bây giờ em vẫn cảm thấy may mắn khi biết đến Nha khoa Shining Smile.”
Niềng răng là cả một quá trình dài và qua từng thời điểm, mỗi người chúng ta đều sẽ có những trải nghiệm khác biệt và khá thú vị. Hãy để Nha khoa Shining Smile đồng hành và biến ước mơ của bạn thành hiện thực. Liên hệ SHINING SMILE qua hotline: 039775 8888 Địa chỉ tại Số 47 Khúc Thừa Dụ, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.