Nguyên nhân gây nhiệt miệng khi niềng răng
Nhiệt miệng là những vết loét nhỏ trong khoang miệng. Tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng khi bị nhiệt miệng bạn sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu và phiền toái. Một số người cho biết họ gặp phải tình trạng nhiệt miệng khi niềng răng. Những vết loét này xuất hiện ở nhiều ngóc ngách khác nhau trong khoang miệng, với đặc điểm là sưng tấy, hình tròn, thường có phần giữa màu trắng hoặc vàng được bao quanh bởi đường viền màu đỏ.
Nếu niềng răng mắc cài mặt ngoài, nhiệt miệng chủ yếu xuất hiện ở má trong, môi trong. Ngược lại, những người niềng răng mắc cài mặt trong thì lưỡi chính là vị trí dễ bị tổn thương nhất.
Bị nhiệt miệng khi niềng răng là điều hoàn toàn có thể xảy ra
Vậy đâu là nguyên nhân gây nhiệt miệng khi niềng răng?
Ma sát với mắc cài
Chúng ta đều biết, khi niềng răng, bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng các khí cục như mắc cài, dây cung, dây chun để điều chỉnh vị trí răng. Sự có mặt của những khí cụ này khiến chúng ta cảm giác vô cùng khó chịu ở những ngày đầu tiên, hơn nữa sự ma sát giữa môi và má với các mắc cài sẽ có thể hình thành những vết thương hở, tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập và tấn công, dẫn đến những vết loét sau đó. Nếu không được chăm sóc kỹ, những vết loét này có thể tiến triển nặng hơn, mang lại càng nhiều sự phiền toái.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Khi mới đeo niềng răng, chắc chắn bạn chưa thể thích nghi được trong thời gian đầu. Do đó, việc ăn uống hàng ngày sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng. Việc nhai thức ăn khó khăn khiến bạn chủ động tránh những món ăn giàu chất dinh dưỡng như trái cây, rau và các nhóm thực phẩm thiết yếu khác.
Chế độ ăn uống này có thể khiến cơ thể bạn thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng, đặc biệt là sắt, kẽm, folate, vitamin B và C,... dẫn đến sự khởi phát của chứng nhiệt miệng khi niềng răng.
Căng thẳng gây ảnh hưởng miễn dịch
Có thể bạn nghĩ niềng răng đâu có gì phải căng thẳng. Trên thực tế là ngược lại. Rất nhiều người cảm thấy lo lắng trước, trong và sau khi niềng răng. Sự căng thẳng về tinh thần, lo lắng kéo dài sẽ ít nhiều làm ảnh hưởng khả năng phòng vệ miễn dịch của cơ thể, khiến những người niềng răng dễ mắc các bệnh răng miệng, trong đó có nhiệt miệng.
Rất nhiều người quá lo lắng về việc niềng răng, gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
Ngoài ra, có một số người còn bị dị ứng với chính các vật liệu niềng răng (có thể là kim loại hoặc sứ) kéo theo nguy cơ bị dị ứng, tổn thương trong khoang miệng.
Cách xử lý nhiệt miệng khi niềng răng
Bị nhiệt miệng khi niềng răng có thể kéo dài từ 7 đến 10 ngày, gây khó chịu, cản trở việc ăn, nhai và thậm chí là giao tiếp. Chưa kể, nhiệt miệng còn có thể kèm theo chứng hôi miệng không mong muốn.
Nếu bạn đang phải vật lộn với tình trạng này, hãy áp dụng những cách xử lý đơn giản tại nhà sau đây:
Vệ sinh răng miệng
Duy trì việc vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách, đặc biệt là khi đã quen với niềng răng và nhiệt miệng khi niềng răng. Bạn cần nhớ rằng, các vết loét nhiệt miệng thường phát sinh từ sự xâm nhập của vi khuẩn vào vết thương miệng, càng phát triển mạnh hơn trong môi trường ẩm ướt.
Do đó, nếu bỏ bê vệ sinh răng miệng, bạn sẽ gặp phải các biến chứng như sốt, loét lan rộng và trong trường hợp nặng thậm chí là viêm mô tế bào. Dưới đây là cách làm sạch răng đúng cách và khắc phục tình trạng nhiệt miệng khi niềng răng tại nhà:
- Súc miệng bằng nước muối ấm;
- Súc miệng hoặc bôi dầu dừa lên vết thương;
- Dùng nước súc miệng sát trùng chuyên dụng.
Thay đổi chế độ ăn uống
Tương tự như vết thương ngoài da, vết loét nhiệt miệng cũng có thể nhanh phục hồi nếu bạn có chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh:
- Tránh thực phẩm giòn: Khoai tây chiên, cơm cháy,...;
- Tránh thực phẩm gây dính răng: Kẹo dẻo, kẹo cao su và caramen;
- Tránh thực phẩm có tính axit: Chanh và cam;
- Tránh thực phẩm quá nóng/quá lạnh;
- Giảm thiểu lượng đường ăn vào;
- Tránh thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ.
Dùng sản phẩm chuyên dụng
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm chuyên dụng dùng để đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét nhiệt miệng khi niềng răng, bao gồm:
- Gel bôi tại chỗ: Các sản phẩm như Oracortia và Kamistad Gel N giúp giảm đau có mục tiêu.
- Nước súc miệng: Các thương hiệu như Ngọc Châu, Thái Dương Valentine cung cấp nước súc miệng chuyên dụng trị loét miệng.
- Thuốc uống: Bạn có thể dùng dạng thuốc viên và viên sủi để giảm đau nhanh chóng.
Các loại nước súc miệng chuyên dụng có thể làm giảm tình trạng nhiệt miệng
Cách hạn chế bị nhiệt miệng khi niềng răng
Để không bị nhiệt miệng khi niềng răng, bạn hãy tham khảo một số cách sau đây:
Điều chỉnh khung niềng
Rất nhiều trường hợp hệ thống mắc cài, dây cung,... sau khi niềng không được khít với khuôn hàm do quá trình răng di chuyển, hậu quả là mô mềm bị tổn thương. Do đó, bác sĩ nha khoa luôn khuyến cáo bệnh nhân nên quay lại tái khám đúng hẹn để được kiểm tra và khi cần thiết sẽ căng chỉnh lại mắc cài, dây cung,... Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ tư vấn bạn cách hạn chế bị nhiệt miệng khi niềng răng.
Các loại thực phẩm nên ăn để tránh nhiệt miệng
Sau khi niềng răng, có một số loại thực phẩm bạn cần tăng cường bổ sung để hạn chế được vấn đề nhiệt miệng, bao gồm các loại thực phẩm từ sữa (sữa, pho mát), các loại rau củ quả đã được nấu chín, ngũ cốc, yến mạch, trứng, bơ đậu phộng, súp, các loại thịt nấu mềm,...
Sử dụng sáp nha khoa
Dùng sáp nha khoa bọc các mắc cài trong những ngày đầu niềng răng là biện pháp hiệu quả, giúp hạn chế được các ma sát xảy ra trong khoang miệng khi bạn chưa thích nghi với các khí cụ (mắc cài, dây cung,...).
Chỉ cần hạn chế được các ma sát trong khoang miệng là sẽ góp phần ngăn ngừa được tình trạng nhiệt miệng khi niềng răng rõ rệt.
Hy vọng những thông tin trong bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề bị nhiệt miệng khi niềng răng cùng cách xử lý và phòng ngừa. Nhiệt miệng không khó tránh, do đó bạn hãy lưu ý đến những hướng dẫn trên để quá trình chăm sóc nha khoa được diễn ra suôn sẻ. Liên hệ Shining Smile qua Hotline: 039775 8888; Địa chỉ tại Số 47 Khúc Thừa Dụ, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.