Niềng Răng Có Bú Được Không? Những Lưu Ý Quan Trọng

Nếu bạn đang lo lắng và tự hỏi liệu việc niềng răng có ảnh hưởng đến mình và đứa con bé bỏng của mình hay không, thì bài viết dưới đây của SHINING SMILE sẽ giải đáp toàn bộ thắc mắc cho bạn.

Đang cho con bú có niềng răng được không?

rang-yeu-co-nieng-duoc-khong-11.png

Theo các chuyên gia nha khoa, đang cho con bú có thể niềng răng được. Vì niềng răng là phương pháp chỉnh nha không xâm lấn, chỉ dùng lực tác động lên răng, giúp răng di chuyển về đúng vị trí và khớp cắn. Do đó, niềng răng không ảnh hưởng đến việc tiết sữa và hoàn toàn an toàn cho cả mẹ và bé. 

Tuy nhiên, có một số trường hợp cần phải nhổ răng để tạo đủ khoảng trống cho việc kéo răng. Khi đó, sẽ cần sử dụng thuốc tê để giảm đau. Lúc này, nếu đang cho con bú, bạn nên báo trước với bác sĩ để được tư vấn loại thuốc tê an toàn cho mẹ và bé.

Sau sinh bao lâu thì niềng răng được?

Dù đang cho con bú có niềng răng được, nhưng bác sĩ khuyên không nên niềng răng với phụ nữ mang thai và phụ nữ sau sinh dưới 3 tháng. Lý do là: 

  • Thời gian 3 tháng đầu sau sinh là giai đoạn cơ thể phụ nữ cần phục hồi và ổn định. Nếu niềng răng sẽ gây ra đau nhức, khó chịu, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của mẹ.
  • Trước khi niềng răng, cần phải chụp X-quang hàm răng để chẩn đoán và lập kế hoạch điều trị. Tuy nhiên, X-quang có thể gây hại cho thai nhi và sữa mẹ nếu tiếp xúc quá nhiều.
  • Giai đoạn đầu khi niềng răng, cần phải kiêng ăn các loại thức ăn cứng, cay, nóng, chua… để tránh làm tổn thương nướu răng và dây cung. Điều này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ.
Vì vậy, với câu hỏi sau sinh bao lâu thì niềng răng được? Bạn nên đợi sau sinh 3 tháng, khi sức khỏe đã hồi phục, lượng sữa đã ổn định và bé đã cứng cáp hơn, mới nên niềng răng để cải thiện nụ cười.

Phương pháp niềng răng cho mẹ sau sinh

Phương pháp niềng răng cho mẹ sau sinh sẽ tương tự với các đối tượng thông thường khác. Cụ thể, sẽ có 3 phương pháp để các mẹ lựa chọn:

  • Niềng răng mắc cài: Có ưu điểm là giá khá rẻ, kết quả bền vững.
  • Niềng răng trong suốt: Độ thẩm mỹ cao – mang lại vẻ ngoài “đeo như không đeo”, hiệu quả nhanh, tiện lợi, hầu như không đau. 
  • Niềng răng mặt trong: Có độ thẩm mỹ cao khi mắc cài được giấu vào bên trong.

Tuy nhiên, để lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp, các mẹ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng răng miệng của mẹ và tư vấn cho bạn những phương pháp có thể lựa chọn. Dựa vào đó, cùng điều kiện và sở thích cá nhân, các mẹ có thể lựa chọn phương pháp niềng phù hợp với bản thân mình nhất

Một số lưu ý khi niềng răng sau sinh

screenshot-2024-06-05-022259.png

Đang cho con bú hoàn toàn có thể niềng răng, các mẹ hoàn toàn có thể thực hiện việc này sau khi sinh 3 tháng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho cả hai mẹ con. Dù vậy, khi các mẹ đã quyết định niềng răng, bạn nên lưu ý những điều sau:

  • Nên tham khảo ý kiến của cả bác sĩ nha khoa và bác sĩ sản trước khi tiến hành niềng răng.
  • Thông báo cho bác sĩ nha khoa nếu bạn đang dùng bất kỳ loại thuốc hoặc chất bổ sung nào trong khi đang cho con bú.
  • Duy trì vệ sinh răng miệng tốt, bao gồm đánh răng và dùng chỉ nha khoa thường xuyên và sử dụng nước súc miệng sát khuẩn.
  • Dù giai đoạn đầu có thể có một vài khó chịu ở răng, mẹ vẫn phải cố gắng uống đủ nước và duy trì chế độ ăn uống đầy đủ để đảm bảo đủ sữa cho con.
  • Tái khám thường xuyên theo hẹn của bác sĩ nha khoa thường xuyên để điều chỉnh & duy trì hiệu quả niềng răng.
  • Hãy kiên trì, vì có thể mất vài tháng, thậm chí là cả năm hoặc hơn để mẹ đạt được kết quả như mong muốn. Cố lên các mẹ nhé!

Nhìn chung, các mẹ có thể niềng răng khi đang cho con bú một cách an toàn. Điều quan trọng là khi có ý định này, bạn phải tham khảo ý kiến từ Nha sĩ và Bác sĩ sản khoa để việc niềng được suôn sẻ và an toàn nhất. Đồng thời, mẹ hãy cố gắng chờ đợi việc niềng răng ít nhất 3 tháng sau khi sinh để tránh rủi ro cho cả mẹ và bé. Chúc mẹ luôn khỏe và xinh!

Shining Smile

Loading
Đang gửi thông tin đăng ký. Vui lòng chờ trong giây lát...