1. Tác hại của nước đá đối với răng miệng như thế nào?
Nước đá và kem lạnh thường được sử dụng để giải khát, cải thiện tâm trạng và mang lại cảm giác thư giãn cho cơ thể. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khuyến cáo, sử dụng nước đá quá thường xuyên sẽ gây những tác hại đáng lo ngại cho sức khỏe răng miệng, bao gồm:
- Tổn thương men răng: Việc nhai đá thường xuyên làm tổn thương lớp men bảo vệ bề mặt răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và gây hại cấu trúc của răng.
- Gãy vỡ và sứt mẻ răng: Độ cứng của nước đá có thể gây gãy vỡ và sứt mẻ răng, đặc biệt là răng bị mòn men, bị yếu, có thể làm nướu chảy máu và gây ê buốt.
- Viêm nướu: Thói quen nhai đá lạnh liên tục sẽ gây ra gây ra tình trạng viêm nướu, tụt nướu và từ đó làm mòn chân răng.
- Dễ gãy rụng răng: Khi dùng nước đá quá thường xuyên sẽ làm răng bị yếu, dễ lung lay và gãy rụng do có sự tác động cộng hưởng của nhiệt độ và độ cứng của nước đá lạnh.
2. Niềng răng có uống nước đá được không?
Trong quá trình chỉnh nha, răng của bạn sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn so với trạng thái bình thường. Điều này đặc biệt đúng trong giai đoạn đầu khi mắc cài được gắn vào. Bạn thường sẽ có cảm thấy ê buốt và đau nhức trong giai đoạn này. Ngoài ra, người dùng có thể bị đau khi bác sĩ thực hiện siết chặt lực kéo định kỳ. Vì vậy, việc chăm sóc răng miệng trong suốt quá trình niềng răng là rất quan trọng để đảm bảo hiệu quả điều trị và bảo vệ sức khỏe răng miệng của bạn.
Đây là lý do tại sao các chuyên gia khuyên bạn không nên uống nước đá khi đang niềng răng. Uống hoặc nhai đá thường xuyên có thể ảnh hưởng đến quá trình niềng răng và làm hỏng kết quả điều trị. Cùng với đó, đá lạnh có nhiệt độ thấp có thể làm tổn thương lớp men răng, gây ê buốt và khó chịu, cung cấp môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh trưởng và phát triển, gây nguy cơ bị sâu răng, viêm tủy và viêm nha chu.
Trên thực tế, bạn có thể uống nước lạnh để giải khát ngay cả trong những ngày nắng nóng. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế uống nước lạnh thường xuyên. Khi uống nên chọn nước lạnh ở nhiệt độ vừa phải và tránh cắn hay nhai đá. Những thói quen này có thể làm tổn thương răng của bạn và tăng nguy cơ mắc cài niềng răng bị bung ra ngoài.
3. Niềng răng có uống được trà sữa không?
Bạn có thể thể uống trà sữa, nhưng cần hạn chế.
Trà sữa là một loại đồ uống phổ biến, được nhiều bạn trẻ yêu thích. Tuy nhiên, trà sữa thường có nhiều topping cứng, dẻo, khó nhai, có thể gây khó khăn cho quá trình ăn nhai của người đang niềng răng. Ngoài ra, trà sữa cũng có thể chứa nhiều đường, gây sâu răng và các vấn đề răng miệng khác.
Nếu bạn mới thực hiện niềng răng thì chắc chắn trong 1-3 ngày đầu răng sẽ rất đau, ê buốt căng cứng khó nhai, khí cụ mới gắn vào cũng có thể gây cảm giác cộm cấn khó chịu. Trong khoảng thời gian này bạn chỉ nên ăn và uống các thực phẩm mềm, lỏng, dễ nhai, dễ nuốt, ít phải dùng lực để cắn nên hãy kiêng khem trà sữa trân châu.
Bên cạnh đó, trà sữa chứa nhiều chất béo và đường ngọt, nếu uống nhiều sẽ gây ra sâu răng làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị chỉnh nha. Bạn sẽ cần vệ sinh răng miệng và mắc cài kỹ lưỡng sau khi uống trà sữa để tránh hình thành vi khuẩn.
4. Vì sao niềng răng bị ê buốt khi uống nước?
Nhiều người niềng răng gặp tình trạng bị ê buốt khi uống nước lạnh hoặc thậm chí là nước lọc bình thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra sự bất thường này.
4.1 Do răng chưa kịp thích ứng
Niềng răng bị ê buốt khi uống nước có thể do răng chưa kịp thích nghi với những khí cụ niềng, đặc biệt là niềng răng mắc cài kim loại. Lực kéo siết của mắc cài và dây cung khiến răng nhạy cảm hơn, dễ bị ê buốt, nên khi bạn ăn nhai hay cử động hàm có khả năng sẽ tăng cảm giác ê buốt.
4.2 Răng bị mắc các bệnh lý
Một số bệnh lý như sâu răng, viêm nướu cũng khiến răng đang niềng trở nên ê buốt, nhạy cảm khi uống nước, ăn uống.
4.3 Chải răng sai cách
Đánh răng nhiều hơn 3 lần/ ngày là nguyên nhân phổ biến khiến người niềng răng bị ê buốt khi uống nước. Tác động quá nhiều lên men răng, có thể khiến chúng bị mòn và yếu đi, hơn nữa khi bạn đang niềng răng chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nhiều lên cả chân răng và khí cụ nếu bạn chải răng quá mạnh.
4.4 Ăn thực phẩm khiến răng nhạy cảm
Như đã phân tích ở trên, uống nước lạnh thường xuyên hoặc cắn nhai nước đá lạnh sẽ là nguyên nhân khiến người niềng răng gặp tình trạng ê buốt. Các thực phẩm chứa nhiều axit và đường như nước ngọt, trái cây có vị chua, rượu, cà phê, kẹo, bánh ngọt… đồ ăn quá nóng hay quá lạnh đều có thể khiến răng niềng bị ê buốt.
5. Làm gì để khắc phục niềng răng bị ê buốt khi uống nước?
- Nếu tình trạng bị ê buốt khi uống nước là do niềng răng, bạn có thể dùng thuốc giảm ê buốt theo đơn của bác sĩ nha khoa.
- Súc miệng với nước muối ấm pha loãng để giúp răng dễ chịu hơn.
- Chải răng và vệ sinh mắc cài đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ chỉnh nha. Hãy đổi bàn chải đánh răng lông mềm hơn hoặc loại chuyên dụng cho răng niềng.
- Sử dụng kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm.
- Chú ý và điều chỉnh thói quen ăn uống của mình theo khuyến cáo của bác sĩ sĩ về việc người niềng răng nên ăn gì và kiêng gì.
Nếu tình trạng ê buốt răng do bị các bệnh lý bạn cần đến gặp bác sĩ niềng răng của mình để được xử lý kịp thời.
Niềng răng thường đi kèm với một số hạn chế trong chế độ ăn uống, nhưng việc uống nước đá không cần phải lo lắng. Tại Nha khoa Shining Smile, chúng tôi hiểu rằng việc duy trì sự thoải mái trong quá trình điều trị là rất quan trọng. Vì vậy, bạn có thể yên tâm thưởng thức nước đá mát lạnh mà không lo rắng về ảnh hưởng đến niềng răng của mình. Đội ngũ chuyên gia nha khoa của chúng tôi luôn sẵn lòng tư vấn và hỗ trợ bạn với mọi thắc mắc về quy trình điều trị. Hãy để Shining Smile đồng hành cùng bạn trên con đường đến với một nụ cười hoàn hảo và tự tin.