1. Các trường hợp cần nhổ
1.1. Răng mọc chen chúc, khấp khểnh
Với những người có khung xương hàm nhỏ, khi mọc răng không đủ diện tích sẽ dẫn đến chen chúc nhau, lộn xộn... tình trạng răng như vậy đặc biệt khó khăn trong vấn đề vệ sinh vì nhiều thức ăn thừa dắt lại mà bàn chải thông thường không thể chải sạch được. Vì vậy, cần nhổ bỏ bớt răng để có khoảng cho các răng còn lại dàn đều trên cung hàm.
1.2. Răng hô, răng móm nặng
Lúc này răng mọc chìa ra ngoài hoặc thụt vào trong quá nhiều gây mất thẩm mỹ hàm răng và mất cân đối gương mặt. Khả năng phát âm, ăn nhai và vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng sẽ gặp khó khăn. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ từ 2 - 4 răng để lấy khoảng trống cho răng di chuyển.
Răng hô sẽ cần nhổ răng để răng di chuyển
1.3. Khi bị sai khớp cắn
Tình trạng lệch khớp cắn một phần là do răng mọc lệch lạc không đối xứng với nhau. Việc nhổ răng khi niềng răng sẽ giúp răng dàn đều và cân đối giữa hai hàm. Nhờ đó mà khớp cắn cũng được đưa về chuẩn.
Ngoài ra, một trường hợp cũng ít khi gặp đó là răng quá nhiều, răng mọc ngầm hay không nhổ bỏ hoàn toàn răng sữa khiến cho các răng vĩnh viễn không có khoảng trống để mọc nên chúng chen chúc nhau. Việc nhổ răng và niềng răng sẽ giúp các răng được sắp xếp lại một cách hoàn hảo, hàm răng đều hơn, đẹp hơn, ăn nhai tốt hơn.
2. Nhổ răng khi niềng sẽ nhổ răng nào?
Tùy vào tình trạng răng miệng thực tế của khách hàng và vai trò của các răng mà bác sĩ sẽ chỉ định số lượng răng cần nhổ và loại răng cần nhổ sao cho phù hợp nhất. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ các răng: răng 4, răng 5 răng 8 để niềng răng vì:
Răng số 4 hay còn gọi là răng nanh là răng được chỉ định nhổ nhiều nhất khi cần phải nhổ răng để chỉnh nha. Răng số 4 có kích thước không quá lớn cũng không quá nhỏ nên khi nhổ sẽ tạo khoảng trống vừa đủ cho các răng còn lại di chuyển.
Bên cạnh đó, răng số 4 là răng nanh nên ít khi tham gia vào quá trình ăn nhai, vai trò trên cung hàm không lớn nên đây là phương án lý tưởng để nhổ bỏ khi niềng răng. Thông thường các trường hợp răng hô, móm, chen chúc... khi niềng sẽ chỉ định nhổ răng 4.
Bác sĩ sẽ cân nhắc dựa trên tình trạng răng để quyết định sẽ nhổ răng nào
Răng số 5 cũng tương tự như răng số 4 nên khi nhổ bỏ sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe hay chức năng ăn nhai nên răng số 5 cũng thường được chỉ định khi cần phải nhổ răng.
Răng số 8 còn được gọi với tên là răng khôn. Xét về vai trò thì răng số 8 hầu như không có vai trò gì trong cung hàm vì nó mọc rất là muộn. Ngoài ra, nhiều trường hợp răng số 8 mọc lệch gây khó chịu cho chúng ta và có kích thước lớn nên khi nhổ bỏ sẽ có nhiều khoảng cách cho răng dịch chuyển.
Ngoài ra, nếu răng số 8 mọc ngầm, mọc lệch mà không được xử lý kịp thời cũng sẽ có nguy cơ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, đây cũng là sự lựa chọn ưu tiên khi nhổ răng để niềng răng.
Vấn đề nhổ răng khi niềng là một vấn đề cần được đặc biệt quan tâm vì nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả niềng răng cũng như khả năng ăn nhai hay sức khỏe răng miệng của chúng ta. Vì vậy, hãy lựa chọn nha khoa uy tín niềng răng để có một kế hoạch điều trị chính xác nhất, an toàn nhất.
3. Nhổ răng để niềng có ảnh hưởng gì không?
Các bác sĩ chuyên khoa chỉnh nha cho biết, việc nhổ răng trong quá trình niềng răng là hoàn toàn bình thường và không gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe răng miệng hay sức khỏe toàn cơ thể.
Tuy nhiên, bạn cần thực hiện nhổ răng hay niềng răng ở cơ sở nha khoa có chất lượng điều trị cao vì mọi sai sót trong quá trình điều trị đều có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm sau này đặc biệt là hệ thống dây thần kinh hàm dưới.
Hoặc bạn có thể đến thăm khám và điều trị tại nha khoa SHINING SMILE để được niềng răng bằng công nghệ X - Matrix công nghệ niềng răng hiện đại nhất hiện nay.
Công nghệ này sử dụng trí tuệ nhân tạo để lên phác đồ điều trị, nhờ đó lựa chọn được phác đồ tốt nhất, hạn chế tối đa việc nhổ răng, rút ngắn 3 - 6 tháng niềng răng, ngăn ngừa các nguy cơ về bệnh lý răng miệng, giảm 99,8% nguy cơ tái phát sau niềng.
Hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã biết được khi nào cần nhổ răng để niềng răng và nếu phải nhổ thì cần nhổ những răng nào. Hãy đến thăm khám trực tiếp nha khoa để được thăm khám chi tiết và biết được mình có cần nhổ răng không.