Niềng Răng Khểnh: Cần Nhổ Răng Không và Những Lưu Ý Quan Trọng

Khi nói đến niềng răng, một vấn đề thường gặp là việc có cần phải nhổ răng khểnh hay không. Răng khểnh là những răng mọc không đúng vị trí so với các răng khác, gây ra vấn đề về thẩm mỹ và chức năng. Cùng SHINING SMILE tìm hiểu nhé.

1. Răng khểnh là gì?

rang-yeu-co-nieng-duoc-khong-10-3.png

Răng khểnh hay chính là răng nanh mọc chếch phía trên cung hàm, sai khớp cắn hoặc khớp cắn hở, gây khó khăn ghi nhai, nghiền thức ăn và vệ sinh răng miệng.

Việc vệ sinh răng miệng khó khăn sẽ dẫn đến nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng như viêm nha chu, sâu răng,... vì vậy tùy thuộc vào tổng thể hàm răng, bác sĩ sẽ quyết định niềng cả răng khểnh để có hàm răng đều, đẹp, khớp cắn chuẩn, cải thiện chức năng nhai và sức khỏe răng miệng.

2. Niềng răng khểnh là gì?

Niềng răng khểnh cũng tương tự như các trường hợp niềng răng bị hô vẩu, móm hay thưa là sử dụng các khí cụ chỉnh nha mắc cài, dây cung hoặc máng niềng răng suốt để gắn lên răng.

Nhiệm vụ của chúng là tác động lực kéo trên răng một cách ổn định để dần dịch chuyển các răng về vị trí mong muốn, đạt thẩm mỹ cao nhất.

Khi niềng răng sẽ cần có một kế hoạch chi tiết tương ứng với tình trạng của từng bệnh nhân, có lộ trình niềng răng cụ thể theo giai đoạn. Khi đó, niềng răng có phải nhổ răng khểnh không cũng sẽ nằm trong kế hoạch điều trị của bác sĩ.

rang-yeu-co-nieng-duoc-khong-4-5.png

3. Có nên giữ lại răng khểnh không?

Răng khểnh khiến việc vệ sinh răng miệng khó khăn hơn bình thường, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển gây ra các bệnh lý về răng miệng.

Răng khểnh mọc chồi ra ngoài khiến răng bên cạnh bị đẩy vào sâu hơn, sai khớp cắn, tương quan 2 hàm cũng không được cân đối.

Vì vậy việc nên giữ lại hay nhổ răng khểnh khi niềng răng nên cân nhắc kỹ càng. Nếu giữ lại răng khểnh thì cần vệ sinh răng miệng kỹ càng, đúng cách để tránh gây ra những bệnh lý có hại cho răng.

4. Niềng răng có phải nhổ răng khểnh không?

Niềng răng có phải nhổ răng khểnh không hay niềng răng không nhổ răng khểnh có được không là câu hỏi nhiều người thắc mắc.

Thực tế, bác sĩ không khuyến khích giữ lại răng khểnh mà khi niềng răng sẽ dịch chuyển toàn bộ các răng lệch lạc, bao gồm cả răng khểnh về đúng vị trí và đưa khớp cắn về tỷ lệ chuẩn.

Còn việc nhổ răng khểnh để niềng răng thì cần xem xét dựa trên cấu trúc cung hàm và mức độ lệch lạc của răng khểnh. Thông thường có một số trường hợp niềng răng phải nhổ răng khểnh do cung hàm thiếu khoảng trống để dịch chuyển răng. Răng khấp khểnh hay chen chúc quá nhiều thì có thể sẽ phải nhổ tới 4 răng hoặc 6 răng để tạo khoảng trống thuận lợi để sắp xếp các răng.

Tuy nhiên, hiện nay bác sĩ nha khoa có thể thực hiện nong rộng cung hàm, kỹ thuật di xa, cắt kẽ để đủ khoảng trống trên cung hàm, nhờ đó sẽ hạn chế được tối đa việc phải nhổ răng để niềng.

Như vậy, niềng răng có phải nhổ răng khểnh không sẽ tùy vào tình trạng răng miệng của từng người và phải có sự chẩn đoán trực tiếp của bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm. Có thể sẽ phải nhổ răng nếu các phương pháp thay thế không mang lại hiệu quả như mong muốn.

5. Niềng răng khểnh mất thời gian bao lâu?

Khi niềng răng khểnh thì thời gian thường sẽ dao động trong khoảng 18 – 24 tháng, trường hợp răng phức tạp thì mất tới 36 tháng. Ngoài phụ thuộc vào tình trạng răng miệng và thời gian, niềng răng còn chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như tay nghề bác sĩ điều trị, phương pháp niềng răng và cả chế độ chăm sóc răng miệng của người niềng.

Niềng răng có phải nhổ răng khểnh không cũng sẽ ảnh hưởng phần nào đến thời gian điều trị nhưng quan trọng nhất vẫn là vai trò của bác sĩ trong việc thăm khám, lên kế hoạch và tiến hành niềng răng. Nếu bác sĩ giỏi và dày dặn kinh nghiệm thì sẽ kiểm soát tốt quá trình cũng như theo sát kế hoạch chỉnh nha để đạt hiệu quả cao trong việc phối hợp giữa bệnh nhân và bác sĩ. Khi đó cũng sẽ đạt được kết quả niềng răng như mong muốn với một quá trình an toàn, nhanh chóng.

6. Lưu ý vệ sinh răng miệng khi niềng răng

Đối với phương pháp niềng răng khác nhau thì việc chăm sóc răng miệng cũng sẽ có sự khác biệt. Thường thì niềng răng mắc cài sẽ khó khăn hơn bởi nó dễ bị bung tuột khi niềng. Do đó cần chải răng một cách nhẹ nhàng và sử dụng các dụng cụ chuyên dụng là bàn chải kẽ, máy tăm nước để làm sạch răng và mắc cài hiệu quả. Còn đối với máng niềng trong suốt thì có thể tháo lắp để vệ sinh răng miệng như bình thường và đừng quên vệ sinh cả khay niềng nữa nhé!

Khi niềng răng thì việc ăn uống hàng ngày cũng sẽ gặp khó khăn, do răng dịch chuyển nên có hiện tượng đau nhức, ngoài ra mắc cài bị vướng víu, kênh cộm. Người niềng cần có thực đơn ăn uống hợp lý, cần tránh những thực phẩm quá cứng, quá dai vì chúng sẽ làm giảm hiệu quả dịch chuyển răng.

rang-yeu-co-nieng-duoc-khong-3-5.png

Không phải lúc nào cũng cần phải nhổ răng khểnh khi niềng răng. Bác sĩ sẽ đánh giá từng trường hợp cụ thể để đưa ra quyết định thích hợp, giữ lại răng khểnh nếu có thể hoặc nhổ bỏ nếu cần thiết. Việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố liên quan đến tình trạng răng miệng và kế hoạch niềng răng tổng thể.

 

Shining Smile

Loading
Đang gửi thông tin đăng ký. Vui lòng chờ trong giây lát...