Cách Khắc Phục Niềng Răng Khớp Cắn Đối Đầu Hiệu Quả

Khớp cắn đối đầu là một dạng sai lệch khớp cắn phổ biến nhưng thường bị xem nhẹ. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy làm sao để khắc phục khớp cắn đối đầu một cách hiệu quả? Trong bài viết này, Nha Khoa Shining Smile sẽ cung cấp cho bạn những lời khuyên hữu ích từ các chuyên gia. Hãy cùng theo dõi để hiểu rõ hơn về phương pháp điều trị khớp cắn đối đầu nhé.

Khớp cắn đối đầu là gì?

Khớp cắn đối đầu (hay còn gọi khớp cắn đối đỉnh) là một dạng sai lệch khớp cắn nhẹ của khớp cắn ngược. Đặc điểm nhận biết của tình trạng này là nhóm đỉnh răng hàm trên và hàm dưới chạm vào nhau khi hàm ở trạng thái nghỉ.
Tình trạng này rất dễ bị nhầm lẫn với khớp cắn chuẩn. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt qua các biểu hiện dưới đây:
Khi ở hướng đối diện bạn nhìn sẽ giống với khớp cắn chuẩn, nhưng khi nhìn nghiêng môi hàm trên sẽ hơi tụt vào bên trong.
Ở trạng thái nghỉ, các răng cửa chạm vào nhau nhưng nhóm răng hàm có thể hoặc không thể chạm nhau, tạo ra khe hở giữa hai hàm.

0.jpg

Tương tự như những sai lệch khác, loại khớp này cũng gây những ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ nụ cười và chức năng ăn nhai của hàm răng. Chính vì thế, bạn cần nắn chỉnh ngay khi phát hiện bản thân hoặc người thân trong gia đình có dấu hiệu này để đảm bảo an toàn sức khỏe răng miệng.

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng khớp cắn đối đầu

Nguyên nhân đầu tiên và phổ biến gây ra hiện tượng khớp cắn đối đầu là do di truyền. Nếu bố mẹ, ông bà có người gặp phải tình trạng này thì 70% con cháu sẽ được di truyền lại đặc tính đó.
Cũng do gen di truyền, khớp cắn đối đầu còn có thể xảy ra do hàm trên ngắn và hẹp bẩm sinh hoặc hàm dưới bị nhô ra nhiều hơn so với bình thường.
Bên cạnh đó, một số thói quen xấu lúc nhỏ cũng có thể hình thành sự sai lệch khớp cắn này:
Thường xuyên mút tay hoặc ngậm, cắn các vật cứng
Bị tật đẩy lưỡi
Ngậm ti giả hoặc bú bình trong thời gian dài

1-22.jpg

3. Khớp cắn đối đầu có nguy hiểm không?

Khớp cắn đối đỉnh là dạng sai lệch khớp cắn nhẹ nên nhiều người thường chủ quan và ít bận tâm đến điều đó. Đôi khi còn họ nghĩ rằng đây chính là khớp cắn chuẩn nên không tìm cách khắc phục.
Tình trạng này nếu để lâu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Cụ thể là:
Khớp cắn đối đầu lâu dần sẽ xuất hiện hiện tượng cứng hàm hoặc mỏi hàm, gây khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn.
Khi chức năng ăn nhai bị suy giảm do hai hàm không thể sát khít với nhau, thức ăn không được nghiền nát sẽ dễ dẫn đến các bệnh về đường tiêu hóa như đau bao tử, dạ dày, tá tràng…
Bề mặt nhai của hai răng thường xuyên tiếp xúc nhau khiến men răng nhanh mòn, đặc biệt là ở vị trí răng cửa, gây mất thẩm mỹ.
Men răng bị mòn quá nhiều sẽ khiến chúng dễ bị tổn thương, tạo cơ hội cho vi khuẩn tấn công, gây đau nhức và các bệnh răng miệng.
Răng cửa có nguy cơ vỡ, mẻ, gãy do răng hàm không thể hoặc ít tiếp xúc nhau, dẫn đến lực ăn nhai dồn về răng cửa.
Để tránh những tác hại tiêu cực cho sức khỏe răng miệng nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về tình trạng này để tìm ra giải pháp điều trị phù hợp.

4. Giải pháp khắc phục khớp cắn đối đầu hiệu quả

Với sự phát triển của kỹ thuật nha khoa hiện đại, việc điều trị khớp cắn đối đầu không còn là vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng, điều kiện tài chính và nhu cầu thẩm mỹ của mỗi người sẽ có phương pháp chữa khớp cắn đối đỉnh khác nhau. Một số thủ thuật chỉnh sai lệch khớp cắn được áp dụng phổ biến là: Bọc răng sứ, niềng răng và phẫu thuật.
4.1. Phẫu thuật hàm
Với tình trạng răng đối đỉnh do xương hàm thì nên thực hiện bằng biện pháp phẫu thuật cắt, gọt xương hàm để đảm bảo kết quả.
Đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, kiểm tra tình trạng răng miệng, chụp CT Conebeam để xác định chính xác cấu trúc xương hàm.
Tiếp theo lên phác đồ điều trị và thực hiện phẫu thuật. Trong một số trường hợp, nếu bệnh nhân bị khớp cắn đối đỉnh do cả răng và xương, bác sĩ có thể yêu cầu niềng răng trước rồi mới phẫu thuật để đảm bảo kết quả điều trị tốt nhất.

4.2. Bọc răng sứ
Với trường hợp khớp cắn đối đầu nhẹ, bạn có thể áp dụng kỹ thuật bọc sứ để cân chỉnh lại hai hàm.
Các bác sĩ sẽ tiến hành mài bớt cấu trúc răng để tạo trụ, sau đó tiến hành lấy dấu và thiết kế mão sứ. Tiếp đó tiến hành lắp mão sứ lên trên trụ răng.
Một số ưu điểm của giải pháp này:
Bọc sứ không chỉ khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn mà còn cải thiện màu sắc, dáng răng như mong muốn.
Thời gian thực hiện và phục hồi nhanh chóng.
Độ chịu lực khi ăn nhai của răng sứ lớn gấp 3 – 4 lần răng thật, cho bạn ăn nhai thoải mái
Độ bền cao, có thể lên đến 15 – 20 năm nếu được phục hình đúng cách và có chế độ chăm sóc hợp lý.
Tuy nhiên, vẫn có nhược điểm mà bạn cần cân nhắc trước khi lựa chọn: Bọc sứ chỉ phù hợp với khớp cắn đối đầu nhẹ và răng thật buộc phải mài bớt để tạo (tỷ lệ mài không quá 2mm). Do đó, nếu tình trạng nặng hơn hoặc răng bị mài nhiều hơn thì rất dễ gặp những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

2-17.jpg

4.3. Niềng răng
Đây là giải pháp được nhiều người lựa chọn nhất hiện nay để khắc phục khuyết điểm răng, phù hợp với mọi mức độ từ nhẹ đến nặng. Niềng răng không những điều trị triệt để tình trạng khớp cắn đối đầu mà còn giúp bảo tồn tối đa răng thật, không có bất cứ tác động đến cấu trúc răng.
Các bác sĩ sử dụng hệ thống các khí cụ nha khoa tạo lực kéo hoặc đẩy để dịch chuyển các răng mọc sai lệch về đúng vị trí mong muốn.
Một số hình thức niềng răng phổ biến:
- Niềng răng mắc cài truyền thống

- Niềng răng mắc cài tự động

- Niềng răng mắc cài sứ/ pha lê

- Niềng răng không mắc cài
Trong số các giải pháp niềng răng hiện nay, niềng răng không mắc cài (niềng răng trong suốt) đang nhận được sự quan tâm của nhiều người. Bởi không chỉ đáp ứng khả năng cân chỉnh khớp cắn chuẩn mà còn đem đến giá trị thẩm mỹ kể cả khi đang niềng.

3-16.jpg

Khay niềng trong suốt được xem là bước phát triển tiên tiến trong công nghệ niềng răng, hướng tới vẻ đẹp thẩm mỹ trong điều trị nhờ thiết kế trong suốt nên người đối diện khó nhận ra bạn đang chỉnh nha.
Bên cạnh đó, với tính linh hoạt cao, có thể tháo lắp dễ dàng cho việc ăn uống, vệ sinh, khay niềng trong suốt mang đến sự tiện lợi và bảo vệ hiệu quả sức khoẻ răng miệng khỏi các tác nhân gây bệnh răng miệng.

Dù là phương án nào bọc sứ, niềng răng hay phẫu thuật, bạn cũng cần cẩn trọng trong việc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chất lượng và trang thiết bị hiện đại. Như vậy mới đáp ứng đúng nhu cầu cũng như đảm bảo an toàn sức khỏe.

5. Niềng chỉnh khớp đối đầu có đau không?

Một trong những vấn đề mà khách hàng luôn lo lắng khi niềng răng (chỉnh nha) đó là Niềng răng có đau không?
Thực tế, khi mới bắt đầu niềng răng hoặc khi thay dây thun, dây cung hoặc khay niềng sẽ khó tránh khỏi tình trạng đau nhức, ê buốt. Thế nhưng, cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất khoảng 1 – 2 tuần khi bạn đã quen dần với khí cụ và lực kéo các răng.
Niềng răng không can thiệp vào cấu trúc xương hàm hay mô nướu nên bạn sẽ không gặp phải tình trạng đau nhức kinh khủng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm lựa chọn giải pháp này để có được một nụ cười hoàn mỹ, hàm răng đều đẹp, chuẩn khớp cắn.

Niềng răng không chỉ là vấn đề về thẩm mỹ mà còn là giải pháp cho các vấn đề liên quan đến khớp cắn. Tại Nha khoa Shining Smile, chúng tôi hiểu rằng việc khớp cắn không đúng đắn có thể gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe và tự tin. Với phương pháp niềng răng khớp cắn đối đầu tiên tiến và đội ngũ chuyên gia nha khoa hàng đầu, chúng tôi cam kết mang lại cho bạn một kết quả vừa esthetic vừa sức khỏe. Hãy để Shining Smile giúp bạn có một nụ cười đẹp tự nhiên và hài hòa, đồng thời cải thiện sức khỏe của hàm răng và khớp cắn của bạn.

Shining Smile

Loading
Đang gửi thông tin đăng ký. Vui lòng chờ trong giây lát...