Quy Trình Niềng Răng Móm Chi Tiết: Từ A Đến Z

Quy trình niềng răng móm bao gồm nhiều bước quan trọng để đạt được kết quả mong muốn. Hiểu rõ các bước trong quy trình này sẽ giúp người bệnh chủ động tham gia và đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất. Cùng Shining Smile tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Răng móm là gì?

screenshot-2024-06-05-043711.png

Răng móm (Underbite) hay còn gọi là khớp cắn ngược là tình trạng khớp cắn có răng hàm dưới nằm phía trước răng hàm trên khi hai hàm cắn chặt lại. Trong chuyên ngành chỉnh nha, tình trạng này được phân loại thuộc khớp cắn hạng III, gây ra các vấn đề về thẩm mỹ, khó khăn trong ăn nhai, bệnh lý khớp thái dương hàm và đôi khi còn gây cản trở trong phát âm.

Về thẩm mỹ ngoài mặt, loại sai lệch này thường gây kiểu mặt dài, mặt nghiêng phẳng hoặc lõm. Niềng răng điều trị răng móm góp phần cải thiện cả thẩm mỹ hàm răng và thẩm mỹ ngoài khuôn mặt.

Những trường hợp niềng răng móm có hiệu quả:

Không phải lúc nào răng móm cũng có thể điều chỉnh được hiệu quả bằng niềng răng, nó phụ thuộc vào kiểu nguyên nhân sai lệch nằm ở xương hàm hay nằm ở vị trí răng.

Khi bạn gặp tình trạng răng móm, bạn cần được thăm khám cẩn thận bởi các bác sĩ giàu kinh nghiệm. Lúc này, bác sĩ sẽ giải thích với bạn để biết được có thể điều trị chỉnh nha đơn thuần được hay không.

Các trường hợp có thể niềng răng để điều trị răng móm:

  • Trẻ nhỏ đang trong độ tuổi tăng trưởng có xương hàm ở vị trí sai: Khi này bác sĩ sẽ dùng khí cụ can thiệp vào vị trí của xương hàm để hạn chế tối đa sai lệch xương trước khi dùng mắc cài và dây cung để điều chỉnh vị trí răng.
  • Người lớn có xương hai hàm ở vị trí bình thường, vị trí răng bị sai: Trường hợp này bác sĩ chỉ cần điều chỉnh vị trí răng là có thể giải quyết được vấn đề
  • Người lớn có xương hai hàm sai vị trí mức độ nhẹ, vị trí răng bình thường hoặc sai: Với trường hợp sai lệch xương nhẹ, bác sĩ sẽ điều chỉnh vị trí các răng để bù trừ cho xương và đưa về khớp cắn hết ngược.

Từ đó ta thấy rằng, nếu bạn có răng móm do xương hàm trên kém phát triển hoặc xương hàm dưới quá phát mức độ nặng thì chỉ niềng răng sẽ không mang lại hiệu quả. Khi đó cần phải có sự phối hợp giữa phẫu thuật chỉnh hình xương và chỉnh nha để vấn đề được giải quyết triệt để.

Quy trình niềng răng móm:

thiet-ke-chua-co-ten-7.png

Niềng răng móm là một quy trình chỉnh nha tương đối phức tạp, đòi hỏi phải được thực hiện bởi các bác sĩ niềng răng giỏi, giàu kinh nghiệm tại cơ sở nha khoa uy tín. Quy trình niềng răng móm có thể thay đổi tùy theo từng phòng khám nha khoa bạn lựa chọn, tuy nhiên nó sẽ bao gồm những bước cơ bản sau:

Bước 1: Khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ tiến hành khám lần lượt các vấn đề ở ngoài mặt, trong miệng, cả các vấn đề liên quan đến chỉnh nha và đến sức khỏe răng miệng nói chung như bệnh lý của răng bao gồm sâu răng, viêm lợi, răng đã điều trị tủy, răng giả,… để có hướng xử trí hợp lý.

Bước 2: Chụp phim Xquang

Thông thường bệnh nhân sẽ được chụp 2 loại phim X quang là phim toàn cảnh (panorama) và phim đo sọ (cephalometric) giúp bác sỹ đánh giá tình trạng răng, xác định cấu trúc xương hàm và lập phác đồ điều trị chuẩn xác.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm phim chụp mặt thẳng để đánh giá tính cân xứng của khuôn mặt hoặc phim 3D CT Conebeam để đánh giá các cấu trúc răng ngầm.

 Bước 3: Lấy dấu hàm, chụp ảnh dữ liệu

Đây là bước sao lưu dấu răng ra ngoài rồi tạo một mẫu hàm cá nhân bằng thạch cao, hoặc sao mẫu hàm bằng máy scan kĩ thuật số. Thao tác này giúp bác sĩ đánh giá tình trạng răng và cung hàm theo ba chiều không gian, đo đạc các kích thước của từng răng – điều này không thể làm trực tiếp trong miệng được.

Chụp ảnh dữ liệu là thao tác chụp lại khuôn mặt và hàm răng của bệnh nhân tại thời điểm thăm khám với 2 mục đích: Đánh giá tình trạng của bệnh nhân ở nhiều góc độ khác nhau và lưu lại tình trạng trước điều trị của bệnh nhân, phục vụ cho quá trình theo dõi tiến triển khi điều trị.

Bước 4: Lên phác đồ điều trị

Sau khi có dữ liệu ảnh, phim X quang và mẫu hàm, bác sĩ tiến hành đo đạc các thông số, so sánh với dữ liệu chuẩn và đưa ra chẩn đoán cụ thể. Công việc này nếu được hỗ trợ bởi các phần mềm hiện đại và chuyên dụng sẽ giúp tăng tính chính xác và giảm thời gian một cách đáng kể.

Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra một kế hoạch điều trị chi tiết sau khi kết hợp thêm các yếu tố khác bao gồm: mong muốn của bệnh nhân, điều kiện kinh tế,…Bệnh nhân sẽ được bác sĩ giải thích kĩ từng giai đoạn điều trị để hiểu rõ kế hoạch trước khi bắt đầu.

Bước 5: Gắn mắc cài

Trước khi gắn mắc cài, bác sỹ sẽ lấy cao răng và vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bệnh nhân. Sau đó gắn mắc cài lên răng và tác động lực theo tính toán trong phác đồ điều trị.

screenshot-2024-06-05-041317-2.png

Bước 6: Bệnh nhân tự chăm sóc tại nhà và khám định kỳ

Sau khi gắn mắc cài lên răng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân tự chăm sóc tại nhà và đặt lịch tái khám để đánh giá khả năng di chuyển của răng đồng thời điều chỉnh sai lệch (nếu có).

Tổng thời gian niềng răng móm dao động từ 24-36 tháng.

Yếu tố quyết định niềng răng móm bao lâu?

Tuổi tác

Ở độ tuổi 6 đến 12 tuổi, khi trẻ còn trong giai đoạn hàm răng hỗn hợp, chân răng đang hình thành, mật độ xương còn thấp (xương mềm), răng sẽ dịch chuyển nhanh hơn. Tuy nhiên, những trường hợp này lại cần chờ các răng mọc hết mới có thể kết thúc quá trình chỉnh nha. Vì vậy, thời gian niềng răng thưa với những trẻ này sẽ dao động từ 3 đến 4 năm.

Tuổi từ 12 đến 25, tương ứng với giai đoạn hàm răng vĩnh viễn. Lúc này, các răng vĩnh viễn đã mọc hết nhưng mật độ xương vẫn chưa cao nên răng vẫn có thể dịch chuyển dễ dàng trong xương ổ răng nên thời gian niềng móm là 1 đến 1.5 năm.

Theo thời gian, mật độ xương ngày càng tăng. Sau 25 tuổi, xương đã cứng răng dịch chuyển khó khăn hơn nên thời gian niềng răng móm cũng tăng lên, từ 2 đến 2.5 năm.

Tình trạng mô nha chu và thói quen vệ sinh răng miệng

Niềng răng móm mất thời gian bao lâu phụ thuộc rất nhiều vào sức khõe mô lợi và tình trạng vệ sinh răng miệng. Mô nha chu lành mạnh là một trong những điều kiện quan trọng quyết định sự thành công của điều trị chỉnh nha.

Trong quá trình chỉnh nha, nếu răng không được làm sạch đúng cách thì sẽ tích tụ cao răng và mảng bám, gây viêm lợi, viêm nha chu, tiêu xương hoặc sâu răng, làm gián đoạn quá trình điều trị và tăng thời gian niềng răng.

Khả năng tuân thủ điều trị

Niềng răng móm bao lâu phụ thuộc vào khả năng tuân thủ điều trị của mỗi người.

Trong khi chỉnh nha, răng trở nên nhạy cảm hơn với các tác nhân bên ngoài. Vì vậy, bác sĩ khuyên bạn nên ăn những loại thức ăn mềm, tránh đồ ăn quá dai hoặc cứng, cắt nhỏ thức ăn và không cắn xé bằng răng cửa để làm giảm nguy cơ bong mắc cài và đẩy nhanh quá tình điều trị.

Thời gian niềng răng móm

Trường hợp bất thường tương quan xương 2 hàm

Có thể điều trị chỉnh nha kết hợp với phẫu thuật chỉnh hình xương. Tổng thời gian điều trị có thể lên đến 3 – 4 năm do có thời gian niềng trước và tinh chỉnh sau phẫu thuật

Trường hợp móm do thiểu sản xương hàm

Điều trị từ giai đoạn trước đỉnh tăng trưởng để kích thích xương hàm trên phát triển. Thời gian đeo khí cụ chức năng facemask trong vòng 9 – 12 tháng, sau đó tinh chỉnh lại với mắc cài hoặc khay trong suốt trong vòng 1.5 đến 2 năm.

Trường hợp móm do trượt chức năng xương hàm dưới

Trước có thể được điều trị nhanh chóng bằng niềng răng loại bỏ điểm chạm sớm và điều chỉnh lại khớp cắn. Thời gian niềng dao động từ 1 đến 1.5 năm.

Trường hợp móm do răng cần điều trị chỉnh nha trong vòng 2 – 2.5 năm.

Trên đây là quy trình, thời gian niềng răng móm với các bước cơ bản. Hi vọng qua bài viết, các bạn có thể hiểu được sơ bộ về quy trình này và chuẩn bị một tâm lý thật tốt trước khi bắt đầu chỉnh nha. Nếu còn bất kì thắc mắc nào, hãy liên hệ SHINING SMILE qua hotline: 039775 8888 Địa chỉ tại Số 47 Khúc Thừa Dụ, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội.

Shining Smile

Loading
Đang gửi thông tin đăng ký. Vui lòng chờ trong giây lát...