Giải đáp chi tiết: Răng đã lấy tủy có niềng được không?

Thủ thuật lấy tủy răng thường được áp dụng cho những chiếc răng gặp phải tình trạng viêm nhiễm hoặc chết tủy. Khi quá trình điều trị tủy hoàn tất, nhiều bệnh nhân bắt đầu quan tâm đến việc chỉnh nha nhằm khắc phục các khuyết điểm như răng hô, răng móm, hay răng không đều. Liệu răng đã qua lấy tủy có thể thực hiện niềng răng hay không? Hãy cùng Nha Khoa SHINING SMILE tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

thiet-ke-chua-co-ten-3-5.png

1. Răng đã lấy tủy là thế nào?

Răng nếu không được chăm sóc cẩn thận dễ dẫn đến viêm quanh răng, lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến viêm tủy.

Tủy là một phần quan trọng cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi răng, nếu tủy bị viêm sẽ tác động xấu đến cấu tạo nâng đỡ răng và về lâu dài sẽ không thể cung cấp đủ dưỡng chất cho răng được nữa. Khi đó răng sẽ bị yếu dần cần được thăm khám để lấy bỏ tủy viêm.

Lấy tủy răng là quy trình tiến hành hút lấy tủy răng đã chết, viêm hoặc bị hoại tử, vệ sinh sạch bên trong ống tủy sau đó lấp đầy những lỗ trống tủy bằng các vật liệu trám răng là xi măng, Composite. sứ,…

2. Răng đã lấy tủy có niềng được không?

Niềng răng là phương pháp hiệu quả để điều chỉnh răng mọc lệch trên cung hàm, răng hô, răng móm hoặc khấp khểnh. Với nhiều phương pháp niềng khác nhau như niềng răng bằng mắc cài, niềng răng không mắc cài… ngày càng nhiều người tìm đến niềng răng để cải thiện tình trạng mà mình gặp phải.

Khi niềng, răng cần đáp ứng một vài yêu cầu nhất định, ví dụ tình trạng răng quá yếu, tiêu chân răng ở mức độ nặng… đôi khi không thể niềng răng. Còn đối với răng đã lấy tủy, bạn vẫn có thể niềng răng được và cho kết quả như bình thường nếu như được niềng răng đúng phác đồ.

rang-da-lay-tuy-co-nieng-duoc-khong-1-7.png

Trước khi niềng, bác sĩ chỉnh nha sẽ cần kiểm tra xem chiếc răng đó có được lấy tủy tốt không, khả năng chịu lực thế nào. Nếu sau khi kiểm tra và thăm khám, chiếc răng đã lấy tủy đủ khỏe mạnh, có thể thích với sức kéo, siết, nắn chỉnh của các khí cụ thì bạn có thể bắt đầu niềng. Trong trường hợp răng không đủ điều kiện để niềng nhưng bạn vẫn muốn niềng thì có thể tiến hành bọc sứ cho chiếc răng đó.

Tóm lại, răng đã lấy tủy có thể niềng được dù sẽ khó khăn hơn răng thường, cần có bác sĩ kinh nghiệm và có tay nghề cao hơn. Trong phần tiếp theo của bài viết, cùng xem những lưu ý mà người niềng răng đã lấy tủy cần biết nhé!

3. Những lưu ý khi niềng răng đã lấy tủy

3.1 Chọn nha khoa uy tín để niềng

Trong chỉnh nha, yếu tố quan trọng nhất, quyết định sự thành công của một ca niềng đó là tay nghề của bác sĩ, bên cạnh đó những thiết bị hiện đại, khí cụ chất lượng sẽ là “trợ thủ” đắc lực của bác sĩ để thực hiện nắn chỉnh răng. Đây cũng là 3 tiêu chí giúp bạn lựa chọn một nha khoa uy tín:

– Mỗi bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị không giống nhau, do đó những vị bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, đã thực hiện nhiều ca chỉnh nha thành công sẽ thực hiện được cả các ca khó, kết quả niềng răng được tối ưu, hạn chế nhổ răng và hạn chế tái phát sau niềng… Đối với trường hợp xử lý răng lấy tủy trước khi niềng cũng vậy, một bác sĩ giỏi sẽ điều trị được triệt để ổ viêm, giúp tái tạo răng để có thể niềng được.

– Cùng với sự phát triển của khoa học, những thiết bị chẩn đoán hình ảnh, lấy dấu răng trong chỉnh nha ngày càng hiện đại. Những thiết bị máy móc này không chỉ giúp quá trình niềng răng trở nên dễ dàng, nhanh gọn hơn mà còn chính xác hơn.

– Không phải khí cụ nào cũng giống nhau, nếu không chọn đúng nha khoa có thể bạn sẽ phải sử dụng những khí cụ kém chất lượng, được gia công không chính hãng, tạo lực quá mạnh gây đau và khiến răng yếu đi nữa.

3.2 Chăm sóc răng miệng đúng cách

Trong quá trình niềng răng, bạn cần chăm sóc răng miệng kỹ càng cả việc vệ sinh răng miệng và chế độ ăn uống. Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sẽ ngăn ngừa các bệnh lý trong khi niềng như sâu răng, viêm lợi, viêm nha chu, hay tình trạng răng ố vàng, ê buốt… Để vệ sinh răng niềng cũng không quá khó bạn chỉ cần làm kỹ càng, cẩn thận hơn là được:

  • Chải răng 2 lần mỗi ngày, sau mỗi lần ăn uống
  • Dùng chỉ nha khoa hoặc bàn chải kẽ để làm sạch từng kẽ răng hay vị trí các mắc cài
  • Hạn chế sử dụng tăm tre vì có thể làm thưa răng, gây sâu răng
  • Đối với niềng răng trong suốt: Làm sạch răng trước rồi mới đeo khay

thiet-ke-chua-co-ten-2-4.png

Một vài lưu ý về chế độ ăn uống như sau:

  • Hạn chế ăn đồ ăn dai cứng để tránh làm rơi mắc cài
  • Những món ăn dẻo dính bạn vẫn có thể ăn được nhưng cần làm sạch ngay sau khi ăn
  • Hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích như thuốc lá, hay các thực phẩm nhiều phẩm màu do có thể gây ố vàng răng

3.3 Tái khám đúng hẹn

Tái khám là lúc bác sĩ sẽ kiểm tra răng có chạy đúng lộ trình không, có xuất hiện sâu kẽ răng hay không. Nếu có vấn đề phát sinh cũng đều được giải quyết trong ngày hôm đó, vì vậy bạn hãy sắp xếp thời gian để đến tái khám như đã hẹn nhé!

Răng đã lấy tủy là một chiếc răng đặc biệt nhưng nếu được điều trị đúng cách và có phác đồ phù hợp thì vẫn có thể niềng như những chiếc răng bình thường. Sau niềng, bạn sẽ có một hàm răng hết hô, móm, răng được xếp đều và khớp cắn cũng được cải thiện. Hãy liên hệ đến Nha khoa Shiningsmile để được tư vấn chi tiết hơn nhé!

Shining Smile

Loading
Đang gửi thông tin đăng ký. Vui lòng chờ trong giây lát...