Răng bị mẻ là gì?
Răng bị mẻ được biết đến là tình trạng răng bị mất đi một phần nhỏ, có thể ở cạnh cắn hoặc đỉnh múi của răng. Mẻ răng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau đến từ quá trình sinh hoạt và tác động của ngoại lực bên ngoài.
Khi răng bị mẻ xem như đã mất đi một phần cấu trúc và không thể tái tạo phần mẻ lại như các tế bào răng thông thường. Chính vì lý do này mà câu hỏi răng bị mẻ có niềng được không được nhiều người quan tâm.
Nguyên nhân khiến răng bị mẻ
Có nhiều nguyên nhân khiến răng bị mẻ, cụ thể:
- Các tác động mạnh từ ngoại lực bên ngoài như: có vật cứng đập mạnh vào răng, té xe, va chạm mạnh,...
- Các thói quen xấu trong quá trình sinh hoạt như nghiến răng lúc ngủ, cố dùng răng nhai, cắn vật cứng.
- Thường xuyên ăn uống thực phẩm có tính axit cao cũng khiến răng bị mài mòn dẫn đến mẻ răng.
- Những người ăn uống không đủ dinh dưỡng dẫn đến thiếu hụt canxi khiến răng yếu, dễ gãy vỡ.
- Các bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, viêm tủy, sâu răng khiến răng yếu, nhạy cảm và dễ vỡ.
Răng bị mẻ phải làm sao?
Với sự tiến bộ của y học ngày nay thì tình trạng mẻ răng hoàn toàn có thể điều trị với nhiều kỹ thuật khác nhau như là:
- Mài răng: với những người bị mẻ răng một mảnh rất nhỏ và không làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ thì có thể dùng phương pháp mài kẽ răng. Việc này vừa hiệu quả lại giảm độ sắt nhọn ở phần răng mẻ tránh tổn thương các mô mềm trong miệng.
- Trám răng: khi gặp những răng mẻ không quá sâu thì có thể dùng biện pháp trám răng để khắc phục. Bác sĩ sẽ dùng miếng trám răng có màu sắc trùng với màu răng, đảm bảo thẩm mỹ và giúp ngừa vi khuẩn, cặn thức ăn đọng lại trên vết mẻ gây viêm nhiễm.
- Dán veneer: với những ca mẻ răng cửa và muốn phục hình thẩm mỹ răng thì dán veneer là một lựa chọn thích hợp. Ưu điểm của veneer là mỏng, có màu gần trùng với màu răng thật và không cần phải mài nhỏ răng khi thực hiện.
- Bọc răng sứ: nếu mẻ răng ở mức độ nặng thì bọc răng sứ là giải pháp được các chuyên gia đánh giá cao. Bác sĩ sẽ tiến hành mài nhỏ răng và bọc lên một lớp mão sứ có kích thước tương ứng với răng cũ. Răng sứ mới có chức năng ăn nhai không kém gì răng thật.
Răng bị mẻ có niềng được không?
Răng mẻ có niềng được không? Câu trả lời là có. Trước khi niềng răng, bạn sẽ được thăm khám tổng quát, nếu phát hiện bị mẻ răng Bác sĩ sẽ tiến hành điều trị theo từng cấp độ khác nhau, sau khi đảm bảo răng miệng khỏe mạnh thì niềng răng có thể bắt đầu.
Đối với các trường hợp mẻ răng quá lớn nhưng vẫn muốn niềng răng, sau khi tiến hành phục hình răng bằng các phương pháp như bọc sứ, dán veneer thì có thể bắt đầu niềng răng.
Răng bị mẻ niềng có đau không?
Răng bị mẻ thì niềng răng có đau không? Tương tự như các dạng răng sai lệch khác thì việc niềng răng bị mẻ có đau không cũng tùy vào từng giai đoạn.
Các giai đoạn niềng răng bị mẻ có thể khiến người niềng đối mặt với những cơn đau như là đặt thun tách kẽ, nhổ răng, nong hàm,... Nhưng việc đau ít hay nhiều còn tùy thuộc vào cơ địa cũng như ngưỡng chịu của mỗi người.
Đặc biệt, răng mẻ không ảnh hưởng đến kết quả niềng răng, chỉ cần bạn đảm bảo sức khỏe răng miệng ổn định là có thể niềng.
Răng mẻ không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe và tự tin của bạn. Tại Nha khoa Shining Smile, chúng tôi hiểu rằng mỗi nụ cười đều quan trọng và đáng quý. Với công nghệ niềng răng hiện đại và đội ngũ chuyên gia nha khoa tận tâm, chúng tôi cam kết mang đến giải pháp niềng răng phù hợp nhất cho răng mẻ của bạn. Hãy để Shining Smile đồng hành cùng bạn trên con đường đến với nụ cười hoàn hảo và sức khỏe răng miệng tốt nhất.