1. Răng sâu có niềng được không?
Câu trả lời là NÊN CHỮA SÂU RĂNG TRƯỚC KHI NIỀNG! Mặc dù vẫn có thể gắn khí cụ niềng răng nhưng chắc chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn, ảnh hưởng xấu về sau. Có thể hiểu sâu hơn là răng bị sâu vẩn có thể niềng được vì các mắc cài vẩn có thể tạo ra các lực để di chuyển răng kể cả những chiếc răng bị sâu về vị trí như ý muốn.
Thậm chí sẽ có những mức độ răng sâu sẽ khiến bạn không thể gắn mắc cài hay đeo khay niềng răng, cụ thể như sau:
1.1 Trường hợp răng sâu nhẹ
Những trường hợp răng sâu nhẹ, bác sĩ hoàn toàn vẫn có thể tiến hành niềng răng kể cả khi chưa điều trị sâu răng.
Bởi niềng răng vốn dĩ chỉ là phương pháp dùng ngoại lực để điều chỉnh lại vị trí răng. Do vậy chỉ cần có chỗ để lắp đặt dụng cụ là hoàn toàn có thể niềng được.
Tuy nhiên nếu phát hiện ra bị sâu răng nhẹ thì bác sĩ thường yêu cầu khách hàng điều trị trước khi chỉnh nha.
Điều này để đảm bảo sâu răng không bị lan rộng ra, khách hàng không bị đau nhức do sâu răng. Ngoài ra nếu vết sâu răng lan rộng thì dụng cụ niềng răng sẽ gây khó khăn cho quá trình điều trị hơn.
Biểu hiện của sâu răng nhẹ (sâu cấp độ 1) là trên bề mặt răng bắt đầu hiện diện những lỗ hỏng nhỏ có màu đen hoặc trắng đục. Sau khi bác sĩ xử lý vết sâu, bạn có thể bắt đầu niềng răng.
Cách xử lý: Hàn Trám răng
Nếu sâu răng mới chớm xuất hiện lỗ đen li ti, đôi khi bác sĩ chỉ cần bổ sung florua cho khách hàng là xong. Trường hợp mô sâu lớn hơn một chút, bác sĩ sẽ loại bỏ vết sâu và hàn trám lại răng.
Sau khi thực hiện hàn răng thẩm mỹ, bác sĩ mới bắt đầu thực hiện niềng răng thẩm mỹ cho khách hàng.
1.2 Trường hợp răng sâu nặng tới tủy
Thông thường nếu răng đã sâu tới tủy thì bản thân khách hàng cũng không muốn niềng răng ngay. Bởi những cơn đau sẽ khiến bạn cực kỳ khó chịu.
Nếu cố tình lắp dụng cụ chỉnh nha mà chưa điều trị sâu răng, vi khuẩn đang lẫn trong ống tủy và xương sẽ dễ dàng lan rộng thông qua quá trình chân răng di chuyển.
Trước khi niềng răng sâu nặng, răng đã sâu tới tủy thì bác sĩ sẽ cần loại bỏ mô sâu trước. Sau đó sẽ đánh giá tình trạng tủy còn lại, nếu có thể giữ được thì bác sĩ sẽ giữ, nếu không thì cần tiến hành diệt tủy.
Trường hợp răng đã diệt tủy thì thân răng sẽ trở nên yếu ớt hơn, do vậy nếu tiến hành niềng răng ngay sẽ tương đối rủi ro.
Khi đó bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng bọc răng sứ. Lợi dụng độ bền tuyệt đối của răng sứ sẽ giúp quá trình niềng răng của khách hàng thuận lợi hơn.
1.3 Trường hợp sâu vỡ hết thân răng
Có nhiều trường hợp thân răng tự nhiên bị phá vỡ gần hết do sâu răng, chắc chắn bác sĩ không thể niềng răng cho khách được.
Bởi khi đó thân răng đã không còn đủ diện tích bề mặt để gắn dụng cụ niềng răng. Vì vậy bắt buộc bác sĩ phải điều trị sâu răng và khôi phục thân răng rồi mới chỉnh nha.
Cách xử lý: Chữa sâu răng – Bọc sứ hoặc Nhổ răng
Nếu bác sĩ đánh giá thân răng còn lại đủ để bọc răng sứ, bác sĩ sẽ tiến hành chữa sâu răng rồi phục hình sứ và niềng răng.
Trường hợp thân răng đã bị phá hủy quá nhiều, không thể phục hình sứ thì bác sĩ sẽ yêu cầu nhổ răng. Sau đó tùy thuộc phác đồ điều trị mà bác sĩ sẽ có hướng xử lý phù hợp.
2. Răng trám có niềng được không? Miếng trám có bị bể không?
Có một số bạn lo lắng rằng không biết việc niềng răng đã trám rồi có ảnh hưởng gì không, họ lo lắng dưới tác động của lực kéo sẽ khiến vết trám bị ảnh hưởng.
Bạn hãy yên tâm rằng, lực kéo của khí cụ chỉnh nha sẽ hoàn toàn không đủ để làm ảnh hưởng tới vết trám răng của bạn.
Bởi vốn dĩ chất liệu trám thông thường được sử dụng là composite, mà vật liệu này lại tương đối cứng nên sẽ không dễ dàng bị ảnh hưởng như vậy đâu.
Ngoài ra bạn cần hiểu chính xác rằng phương pháp niềng răng sẽ kéo cả thân răng lẫn chân răng di chuyển, tức là nguyên cả 1 chiếc răng sẽ di chuyển cùng lúc chứ không phải là bóp hay xiết thân răng lại, do đó miếng trám gần như sẽ không phải chịu tác động quá nhiều của lực kéo.
3. Răng bị sâu trong khi niềng thì phải làm sao?
3.1 Xử lý răng chớm sâu bằng thuốc
Với răng mới chớm bị sâu, việc xử lý răng trong quá trình niềng cũng đơn giản như với răng thông thường.
Khi có dấu hiệu răng sâu, nha sĩ thăm khám, xác định tình trạng và xử lý nhanh gọn với thuốc chuyên dụng được chấm trực tiếp vào vết sâu.
Răng sâu càng nhẹ thì việc xử lý càng đơn giản. Do vậy, khi có dấu hiệu răng đổi màu, ngứa răng và nướu. Bạn cần đến thăm khám ngay để được xác định đúng tình trạng bệnh và xử lý kịp thời.
3.2 Hàn trám lại răng sâu nhẹ
Nếu diện tích sâu răng ở mức nhỏ, trung bình thì bác sĩ sẽ yêu cầu hàn trám sau khi điều trị sâu nhằm đảm bảo thức ăn không bị đọng lại trong những lỗ sâu răng.
Khách hàng không trám lại lỗ hổng trên răng sẽ dễ bị tái sâu răng. Khi đó khách hàng lại mất thêm thời gian, tiền bạc để đi điều trị thêm một lần nữa.
Hàn trám cho răng đang niềng không cần phải tháo mắc cài, do vậy khách hàng sẽ không mất quá nhiều thời gian.
3.3 Bọc răng sứ/ Nhổ răng nếu sâu nặng
Nếu như lỗ sâu răng lớn, vết sâu làm hỏng tủy thì bác sĩ sẽ cân nhắc bọc răng sứ hoặc nhổ răng cho khách hàng.
Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ cần tháo mắc cài trước khi tiến hành điều trị sâu răng. Sau khi chữa răng sâu xong, bác sĩ sẽ lại gắn mắc cài lại cho khách hàng.
Hãy để Shining Smile biến "không thể" thành "có thể" với những công nghệ niềng răng đột phá. Bất kể tình trạng răng của bạn, đội ngũ chuyên gia hàng đầu tại Shining Smile sẽ thiết kế riêng một lộ trình điều trị an toàn, hiệu quả - mang lại cho bạn nụ cười rạng rỡ mà không cần lo lắng về răng sâu. Liên hệ ngay với Shining Smile theo Hotline: 039775 8888 hoặc ghé thăm trung tâm của chúng tôi tại Số 47 Khúc Thừa Dụ, Q. Cầu Giấy, TP. Hà Nội để được tư vấn miễn phí và nhận những ưu đãi hấp dẫn. Hãy để Shining Smile chăm sóc nụ cười của bạn, và tỏa sáng rạng rỡ mỗi ngày!