Răng Yếu Có Thể Niềng Được Không? Giải Đáp Từ Chuyên Gia

Nhiều người lo lắng rằng nếu răng của họ đã yếu, liệu có thể niềng răng được không. Thực tế, việc niềng răng vẫn hoàn toàn khả thi cho những người có răng yếu, với một số lưu ý. Bác sĩ nha khoa sẽ đánh giá tình trạng răng miệng cụ thể và đề xuất phương pháp niềng phù hợp. Hãy tìm hiểu qua bài viết dưới đây của SHINING SMILE.

1. Răng như thế nào là răng yếu?

Răng yếu có thể hiểu là do chân răng hoặc men răng yếu. Cụ thể:

– Chân răng yếu với các biểu hiện dễ bị lung lay, tụt nướu, chảy máu chân răng. Nguyên nhân khiến chân răng yếu có thể là do sâu răng, viêm lợi…

– Men răng yếu với các biểu hiện men răng bị bào mòn, dễ buốt khi ăn đồ nóng/lạnh hoặc răng bị bong khi ăn thức ăn cứng. Nguyên nhân thường gặp nhất là do bẩm sinh thiếu hụt chất dinh dưỡng, bệnh lý về đường tiêu hóa, chăm sóc sai cách.

Tình trạng răng ê buốt

2. Răng yếu có niềng được không?

Tùy vào mức độ răng yếu mà bác sĩ sẽ quyết định có nên niềng răng hay không. Cụ thể như sau:

– Răng yếu ở mức độ nhẹ: Trường hợp này vẫn có thể niềng răng được sau khi điều trị răng (ví dụ như điều trị sâu răng, viêm nha chu). Bởi vì sau điều trị thì răng sẽ trở nên chắc khỏe hơn, khi đó việc di chuyển răng cũng dễ dàng kiểm soát hơn, nhờ vậy niềng răng đạt hiệu quả cao.

– Răng yếu ở mức độ nặng: Trường hợp sâu răng nặng gây hư tủy hay viêm nha chu nặng thì không nên niềng răng. Vì lúc này răng yếu sẽ khó kiểm soát sự di chuyển, niềng răng kém hiệu quả.

Một số trường hợp khác không nên niềng răng như:

– Có bệnh lý toàn thân: Những người mắc bệnh động kinh, tâm thần, tim mạch, tiểu đường, ung thư máu… được khuyến cáo không nên niềng răng. Bởi khi đó cơ thể người bệnh có sức đề kháng kém, khả năng chống lây nhiễm cũng rất kém, việc xử lý các vấn đề ở răng dễ tạo ra vết thương khó lành hơn, thậm chí có thể gây nhiễm trùng.

– Xương hàm yếu: Nếu xương hàm yếu và kèm theo chân răng yếu, bệnh nhân có thể bị bật chân răng ra khỏi nướu trong quá trình niềng răng, gây nguy cơ mất răng vĩnh viễn. Tốt nhất trong trường hợp này không nên niềng răng, hoặc có niềng răng thì phải được thăm khám và điều trị bởi bác sĩ có chuyên môn giỏi để xây dựng kế hoạch niềng răng an toàn và hiệu quả.

3. Đâu là phương pháp niềng răng tối ưu dành cho răng yếu?

Việc lựa chọn phương pháp niềng răng còn tùy thuộc vào tình trạng răng và khả năng tài chính của mỗi người. Tốt nhất bạn hãy đến gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết.

Hiện nay có 2 phương pháp chỉnh nha dành cho răng yếu là: niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt Invisalign. Trong đó, niềng răng trong suốt Invisalign mang đến hiệu quả ưu việt hơn nhờ sở hữu công nghệ hiện đại, tác động lực nhẹ nhưng vẫn đảm bảo răng di chuyển đúng như kế hoạch, tạo cảm giác thoải mái đối với răng yếu, nhạy cảm.

Hiện nay, SHINING SMILE là một trong những Trung tâm nha khoa hàng đầu tại Hà Nội với nhiều năm kinh nghiệm niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt Invisalign.

Đối với các trường hợp răng yếu hoặc răng nhạy cảm, bác sĩ sẽ thăm khám thật kỹ để đề ra kế hoạch điều trị phù hợp. Đặc biệt đối với niềng răng Invisalign, SHINING SMILE dành hẳn một không gian riêng để điều trị, trang bị đầy đủ máy chụp phim, máy scan răng 3D, ghế nha khoa hiện đại, hệ thống vô trùng kỹ lưỡng. Sự nghiêm túc trong điều trị đã giúp SHINING SMILE sở hữu hàng trăm ca niềng răng thành công, cho kết quả mỹ mãn.

Ngoài ra nếu cần kết hợp điều trị bằng các phương pháp khác trước khi niềng răng, SHINING SMILE sẵn sàng có một đội ngũ bác sĩ giỏi để thực hiện nhằm đảm bảo điều trị cho nụ cười không chỉ đẹp, chuẩn khớp cắn mà còn phải thật sự khỏe mạnh. 

Điển hình như trường hợp bệnh nhân D.T bị tụt nướu nặng có tiêu xương răng cửa hàm dưới do răng khấp khểnh nhiều, khó vệ sinh. Bác sĩ của SHINING SMILE phải tiến hành nhổ 1 răng cửa hàm dưới, sau đó mới ứng dụng mắc cài vào điều trị. Đồng thời, trong quá trình chỉnh nha, bác sĩ còn kiểm soát tình trạng nha chu bằng việc nạo túi nha chu và cao vôi răng định kỳ.

screenshot-2024-06-04-214411.png

Kết quả là các răng của bệnh nhân D.T được sắp xếp về vị trí ngay ngắn trên cung hàm, đồng thời loại bỏ nha chu, ngăn ngừa tiêu xương hoặc tụt nướu răng.

4. Răng yếu cần chú ý gì để niềng hiệu quả?

Nếu răng của bạn yếu hoặc nhạy cảm, vậy thì trong quá trình niềng răng đừng quên những điều sau:

  • Chọn nha khoa uy tín, chọn đúng phương pháp niềng răng.
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý răng miệng trước khi niềng.
  • Tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ về cách chăm sóc răng, ăn uống khi niềng.
  • Kiên trì theo đúng lộ trình chỉnh nha và tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ.

thiet-ke-chua-co-ten-2-4.png

Nếu còn thắc mắc răng yếu có niềng được không hoặc cần tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp, vui lòng liên hệ với SHINING SMILE qua số Hotline 039775 8888 để được hỗ trợ. Đồng hành cùng SHINING SMILE, chắc chắn bạn sẽ có được hành trình niềng răng an toàn, nụ cười khỏe đẹp và lâu bền!

Shining Smile

Loading
Đang gửi thông tin đăng ký. Vui lòng chờ trong giây lát...