1. Cảm giác khó chịu trong quá trình niềng răng
Thời gian đầu, việc đeo khay niềng, mắc cài… sẽ khiến bạn cảm thấy có phần khó chịu. Nguyên nhân là do lực tác động của các khí cụ này lên răng cũng như khoang miệng tạo ra cảm giác cộm cấn, bất tiện trong quá trình ăn nhai. Thậm chí thời gian đầu khi mới đeo niềng bạn còn cảm thấy khá đau và ê buốt răng. Tuy nhiên, những cảm giác này sẽ biến mất sau một thời gian nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm.
Cảm giác ê buốt, khó chịu rất phổ biến khi mới đeo niềng răng
2. Đau hàm
Đây là tình trạng mà hầu hết mọi người khi niềng răng đều phải trải qua. Do lực tác động của các khí cụ nha khoa làm dịch chuyển răng nên thời gian đầu khi đeo niềng và sau khi siết niềng, bạn sẽ cảm thấy đau hàm, ê buốt răng trong khoảng 1 tuần đầu tiên.
3. Khó ăn, nhai thức ăn
Khi chưa quen với việc đeo mắc cài, quá trình ăn uống của bạn cũng gặp khá nhiều bất tiện, đặc biệt là khi sử dụng các loại thực phẩm cứng. Để khắc phục, bạn có thể lựa chọn thực phẩm mềm, dễ nuốt thì quá trình ăn uống sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.
4. Hôi miệng
Việc vệ sinh răng miệng trong suốt quá trình niềng răng sẽ rất khác biệt so với thông thường. Nếu không vệ sinh đúng cách, vụn thức ăn và vi khuẩn rất dễ bám vào mắc cài gây nên tình trạng hôi miệng, sâu răng hoặc thậm chí viêm lợi, viêm nha chu.
Khi đeo niềng, quá trình vệ sinh răng miệng sẽ khó khăn hơn, làm tăng nguy cơ gây hôi miệng
5. Mất tự tin khi giao tiếp
Tác động của mắc cài khiến việc nói và phát âm không được tự nhiên, lộ mắc cài khi cười… Điều này càng trở thành vấn đề lớn đối với những người làm các công việc đòi hỏi giao tiếp thường xuyên, khiến họ cảm thấy e ngại, mất tự tin.
Những vấn đề được đề cập ở trên rất phổ biến, tuy nhiên hoàn toàn có thể khắc phục dễ dàng nếu bạn tuân thủ đúng hướng dẫn của nha sĩ. Do đó, không thể xem đây là tác hại của việc niềng răng. Những tác hại thực sự khi bạn không tuân thủ đúng chỉ định của nha sĩ hoặc thực hiện niềng răng tại các cơ sở nha khoa kém chất lượng sẽ được đề cập ở phần tiếp theo.
6. Những tác hại niềng răng có thể mắc phải
Sâu răng
Trong quá trình đeo niềng răng, việc vệ sinh răng miệng sẽ gặp khá nhiều khó khăn. Nếu chỉ sử dụng bàn chải đánh răng thông thường, bạn sẽ rất khó làm sạch toàn bộ các khu vực bên trong khoang miệng, đặc biệt là kẽ răng. Điều này khiến thức ăn thừa còn bám lại trên răng, mắc cài gây sâu răng. Để khắc phục, bạn có thể sử dụng bàn chải đánh răng chuyên dụng kết hợp với nước súc miệng hoặc tăm nước để làm sạch răng ngày 2 lần.
Thức ăn bám trên mắc cài, kẽ răng không được vệ sinh sẽ tăng nguy cơ sâu răng.
Có nguy cơ răng chết tủy
Việc điều chỉnh lực tác động của khay niềng, mắc cài lên răng phải do các bác sĩ có chuyên môn thực hiện thông qua quá trình thăm khám kỹ lưỡng. Do đó, nếu bạn tự sử dụng các loại khay niềng, mắc cài tại nhà không theo chỉ dẫn, nguy cơ lực tác động quá đột ngột sẽ rất dễ dẫn đến viêm tủy hoặc thậm chí chết tủy.
Tiêu chân răng
Tiêu chân răng là tình trạng chân răng bị rút ngắn dần trong quá trình chỉnh nha. Tình trạng này thường xuất hiện khi cần phải nhổ răng để tạo khoảng trống dịch chuyển trong quá trình niềng. Thông thường số lượng răng nhổ khi niềng răng khá ít, sẽ không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, nếu lượng chân răng bị tiêu quá lớn mà không phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ để lại hậu quả rất nghiêm trọng.
Khuôn mặt bị biến dạng
Như bạn đã biết, xương hàm đóng vai trò rất lớn trong việc định hình khuôn mặt. Nếu niềng răng sai cách khiến lực tác động lên hai hàm không đều nhau, sẽ khiến khung xương hàm bị lệch làm khuôn mặt bị biến dạng.
Răng chạy rụng sớm hơn người bình thường
Đây cũng là một trong những hậu quả khá phổ biến do niềng răng sai cách gây nên. Các bác sĩ có tay nghề kém, không kiểm soát đúng lực tác động lên răng rất dễ khiến răng bị xô lệch, không dịch chuyển đúng vị trí mong muốn, gây ảnh hưởng đến răng và hàm. Hậu quả là răng bị tổn thương, yếu hơn thông thường và có nguy cơ rụng sớm hơn thông thường.
Mặc dù có một số rủi ro tiềm ẩn, niềng răng vẫn là liệu trình điều trị an toàn và hiệu quả khi được thực hiện bởi bác sĩ nha khoa có chuyên môn. Với sự tuân thủ đúng hướng dẫn và phối hợp chặt chẽ với bác sĩ, bệnh nhân có thể giảm thiểu các rủi ro và hoàn thành liệu trình niềng răng thành công.