Những điều bạn cần biết về siết răng khi niềng

Khi niềng răng, không ít người gặp phải tình trạng siết răng, khiến họ phải chịu đựng những cơn đau nhức kéo dài. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. May mắn thay, SHINING SMILE có đội ngũ bác sĩ nha khoa chuyên nghiệp sẽ giúp bạn vượt qua vấn đề này một cách hiệu quả.

1. Siết răng khi niềng là gì?

Tùy thuộc vào phương pháp niềng răng mắc cài mà thời gian tái khám để bác sĩ theo dõi trình trạng di chuyển và siết răng sẽ khác nhau. Nếu lựa chọn mắc cài kim loại, bạn cần đến nha khoa tái khám định kỳ theo lịch của bác sĩ điều trị để được thay thun, kiểm tra lực siết răng khi niềng cũng như mức độ dịch chuyển của răng trên cung hàm. Trong khi đó, nếu đeo mắc cài tự động thì trung bình một tháng đến một tháng rưỡi bạn mới cần đến nha khoa tái khám.

Ở giai đoạn đầu chỉnh nha có thể thực hiện một số thủ thuật như nhổ răng, mài kẽ răng để niềng, đặt thun tách kẽ răng,… sau đó gắn mắc cài lên răng. Giai đoạn tiếp theo, bác sĩ kiểm tra sự dịch chuyển của răng để tiến hành siết răng nhằm dịch chuyển răng tới vị trí như dự định ban đầu. Bạn sẽ cảm thấy đau khi kéo lò xo, tăng tác dụng lực, cảm giác như răng mình đang chạy. Đây sẽ là một dấu hiệu tốt chứng tỏ răng bạn đang trong quá trình sắp xếp, phục hình hiệu quả và bạn sẽ hết đau sau từ 3 – 5 ngày.

Ngoài ra, với trường hợp sau khi siết răng mà tình trạng đau răng kéo dài thì bạn cần đến nha khoa càng sớm càng tốt để bác sĩ khám răng và điều chỉnh lực siết phù hợp.

thiet-ke-chua-co-ten-2024-06-05t020026-142-2.png

2. Tại sao bác sĩ chỉnh nha lại siết chặt mắc cài khi niềng răng?

Tất nhiên, mục đích duy nhất của việc đeo niềng răng là để nắn chỉnh răng về đúng vị trí, khắc phục hàm hô, móm hay các răng khấp khểnh,… giúp khuôn miệng của bạn được hoàn hảo.

Giá đỡ và dây cung tạo áp lực lên răng, kích thích quá trình tái tạo tế bào, giúp siết răng khi niềng. Nhờ vậy mà răng với hệ thống nâng đỡ của chúng di chuyển vào vị trí thẳng hàng tốt hơn, nhanh chóng hơn.

Siết chặt khi niềng răng giúp răng về đúng vị trí tốt hơn, nhanh hơn

Các dây cung thường mất nhiều thời gian để di chuyển răng, do đó bạn cần phải đeo niềng răng trong thời gian dài và hãy chắc chắn rằng bạn không bao giờ bỏ lỡ một cuộc hẹn nào với bác sĩ.

Hiện nay, sử dụng dây kích hoạt nhiệt ngoại lai ngày càng phổ biến. Những dây này mềm và dễ uốn khi lạnh và cứng dần khi chúng nóng lên nên bác sĩ chỉnh nha sẽ đặt chúng vào miệng bạn khi chúng lạnh. Sau đó các dây sẽ cứng lại khi chúng điều chỉnh theo nhiệt độ bên trong miệng.

thiet-ke-chua-co-ten-2024-06-05t020031-920.png

3. Quá trình siết răng khi niềng

Bạn cần gặp bác sĩ chỉnh nha 4 đến 6 tuần một lần trong quá trình bạn đang niềng răng. Họ sẽ thắt chặt hoặc điều chỉnh mắc cài của bạn phù hợp theo sự tiến triển răng của bạn. Điều này nghe có vẻ rất đau đớn khiến bạn lo lắng nhưng tất cả những gì bạn có thể cảm thấy chỉ có một chút khó chịu. Quy trình điều chỉnh, siết răng khi niềng bao gồm:

  • Tháo dây nối đàn hồi giữ giá đỡ cho dây vòm.
  • Dây vòm chính được loại bỏ.
  • Bác sĩ chỉnh nha kiểm tra răng của bạn và vị trí của chúng.
  • Dây vòm cũ của bạn hoặc dây mới sẽ được đặt trở lại giá đỡ và các mối ghép đàn hồi mới sẽ được thêm vào để giữ giá đỡ vào dây vòm

4. Cách giảm đau sau khi siết răng

Các biện pháp giảm đau khi siết răng là vấn đề mà tất cả các bạn đang và sẽ niềng đều quan tâm. Bạn có thể áp dụng một trong số cách sau đây để làm giảm cơn đau sau khi siết răng:

thiet-ke-chua-co-ten-2024-06-05t020039-526.png

4.1 Sử dụng túi chườm đá

Nếu sau mỗi lần siết răng khi niềng bạn cảm thấy bị đau thì bạn có thể đặt túi chườm đá vào khu vực bị đau, ê buốt. Hơi lạnh sẽ lập tức làm dịu đi các cơn đau khó chịu của bạn.

4.2 Ăn thức ăn mềm, không cứng, không dai

Khi răng của bạn được siết chặt hơn có thể dẫn đến cảm giác đau buốt, đặc biệt là khi ăn đồ cứng, giòn. Để hạn chế tình trạng này, bạn có thể sử dụng các đồ ăn mềm, xốp để tránh việc sử dụng lực lớn khi nhai. Từ đó, bạn sẽ giữ được mắc cài tốt hơn và ít đau nhức hơn.

4.3 Massage nướu răng của bạn

Bạn có thể sử dụng ngón tay của mình để xoa nhẹ nướu răng, giúp các mô được massage thoải mái, giảm các cơn đau do việc siết răng khi niềng. Cùng với đó, nếu bạn cảm thấy mắc cài gây vướng víu, cọ sát môi má thì có thể sử dụng sáp niềng răng để cải thiện vấn đề này.

Hãy liên hệ Hotline 039775 8888 hoặc đến địa chỉ Số 47 Khúc Thừa Dụ, Q. Cầu Giấy, Hà Nội để được tư vấn và thăm khám miễn phí. Cùng SHINING SMILE, bạn sẽ sớm sở hữu nụ cười đẹp tự nhiên mà không phải chịu đựng những cơn đau do siết răng gây ra.

Shining Smile

Loading
Đang gửi thông tin đăng ký. Vui lòng chờ trong giây lát...