Bảo hiểm y tế chi trả cho những dịch vụ nào
Khám răng
Khi có các vấn đề về răng và có nhu cầu khám và chữa bệnh thì sẽ được bảo hiểm chi trả chi phí thăm khám và thuốc men (Theo điều 21 của Luật bảo hiểm y tế) Vậy nên bạn hoàn toàn yên tâm về quyền lợi cá nhân khi tham gia BHYT khi có nhu cầu khám chữa các bệnh về răng miệng.
Nhổ răng
Theo điều 21 của Luật bảo hiểm y tế, bạn sẽ được hưởng chế độ BHYT nếu như nhổ răng thuộc các trường hợp sau:
- Răng sâu
- Răng khôn (số 8) mọc lệch, mọc ngầm… hoặc mắc các bệnh lý khác
- Răng mắc bệnh lý răng miệng, viêm nhiễm hoặc do sự cố bắt buộc phải nhổ răng.
Nếu bạn nhổ răng trong trường hợp bệnh lý, tức răng không thể khôi phục và có thể ảnh hưởng đến các răng bên cạnh cũng như sức khỏe và được bác sĩ chỉ định nhổ thì sẽ được bảo hiểm y tế chi trả chi phí khám và điều trị.
Trong trường hợp bạn nhổ răng vì mục đích thẩm mỹ và không có chỉ định của bác sĩ thì sẽ không được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế.
Hàn, trám răng
Căc cứ theo các quy định tại Điều 21, Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế thì trám răng sẽ được bảo hiểm y tế chi trả nếu như thuộc các trường hợp sau:
– Trám răng do bệnh lý và được bác sĩ chỉ định điều trị.
– Chi phí điều trị được được ngân sách Nhà nước chi trả.
Vì vậy, nếu răng bạn bị bệnh lý như tự nhiên răng bị vỡ, răng sâu, được bác sĩ chỉ định trám thì sẽ được hưởng chính sách của bảo hiểm. Ngược lại nếu trám răng thẩm mỹ thì bạn hoàn toàn không được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh BHYT.
Chữa tủy răng
Chữa tủy răng là một trong những giải pháp điều trị bệnh lý, nằm trong khoản mục được chi trả của bảo hiểm y tế, nên người bệnh khi cần điều trị bệnh về tủy răng có thể dùng thẻ BHYT khi đi khám, chữa bệnh để được chi trả.
Lấy vôi răng
Theo điều 21 của Luật BHYT năm 2014, sẽ chi trả cho bệnh nhân điều trị các bệnh lý răng miệng có chỉ định của bác sĩ.
Đông nghĩa lấy cao răng có được sử dụng BHYT hay không còn phụ thuộc vào tình trạng răng của bạn.
- Nếu cao răng là nguyên nhân gây ra viêm nướu, chảy máu chân răng, tụt lợi, áp xe răng,… thì bác sĩ sẽ chỉ định lấy cao răng và bạn sẽ được hưởng BHYT.
- Nếu bạn tự nguyện đi lấy cao răng định kỳ thì sẽ không được bảo hiểm y tế chi trả.
Bác sĩ chỉ định lấy vôi răng sẽ được hưởng BHYT
Trường hợp không được chi trả
Làm răng sứ, niềng răng, trồng răng
Căn cứ vào điều 23 của bộ luật bảo hiểm y tế, luật quy định rõ những trường hợp không được hưởng BH, trong đó có trường hợp dịch vụ y tế theo yêu cầu, dịch vụ thẩm mỹ….
Làm răng sứ, niềng răng, trồng răng là dịch vụ phục hình thẩm mỹ và hình thức sử dụng vật tư thay thế thuộc trường hợp không được hưởng BHYT.
Bảo hiểm y tế Răng – Hàm -Mặt chi trả như thế nào?
Mức hưởng BHYT đúng tuyến
- 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu là bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
- 95% chi phí khám, chữa bệnh nếu là người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
- 80% chi phí khám, chữa bệnh nếu là đối tượng khác.
Mức hưởng BHYT trái tuyến
Theo khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008, sửa đổi bổ sung năm 2014, trường hợp người có thẻ BHYT khi đi khám chữa bệnh trái tuyến được quỹ BHYT thanh toán theo mức hưởng khi đi khám đúng tuyến theo tỷ lệ sau đây:
- Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;
- Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước
- Tại bệnh viện tuyến huyện là 100% chi phí khám chữa bệnh
Nhìn chung, khám răng bảo hiểm y tế có thể được áp dụng trong các trường hợp liên quan tới bệnh lý và được bác sĩ điều trị. Bạn nên liên hệ tới cơ sở y tế trước khi khám nha khoa để được tư vấn kỹ hơn. Hiện nay, Nha Khoa Shining Smile là một trong những địa chỉ áp dụng linh bảo hiểm y tế, đảm bảo tối đa quyền lợi cho toàn bộ khách hàng.