1. Tư thế ngủ có tác động đến quá trình niềng răng không?
Khi bắt đầu quá trình niềng răng, đặc biệt là giai đoạn mới đeo niềng/ khí cụ, bạn thường cảm thấy khó chịu do chưa quen với khí cụ. Điều này có thể ảnh hưởng nhiều đến các thói quen sinh hoạt, chẳng hạn giấc ngủ.
Do đó, điều chỉnh tư thế ngủ khi niềng răng là việc làm cần thiết, giúp bạn ngủ ngon và thoải mái hơn khi nằm dù đang đeo khí cụ. Đồng thời, tư thế ngủ đúng cũng hạn chế tình trạng mắc cài va chạm vào má hay khoang miệng.
Thở bằng miệng khi ngủ có ảnh hưởng đến quá trình niềng răng không?
Thở bằng miệng khi ngủ là thói quen xấu xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em, đặc biệt là trẻ em. Điều này làm ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe như hẹp hàm, hô hàm, xô lệch răng, khớp cắn không đều, ăn uống khó khăn và bệnh lý răng miệng, bệnh về tai mũi họng. Vì thế, với người có thói quen thở miệng khi ngủ nên sớm thay đổi để không ảnh hưởng đến quá trình niềng răng và sau niềng răng.
Để loại bỏ thói quen thở miệng khi ngủ, bạn cần thăm khám tai mũi họng để điều trị dứt điểm các bệnh lý hô hấp. Ngoài ra, bác sĩ chỉnh nha còn có thể chỉ định một số khí cụ giúp điều chỉnh thói quen thở miệng như khí cụ chặn lưỡi dùng cho trẻ em.
2. Hướng dẫn ngủ đúng tư thế khi niềng răng
Khi niềng răng, bạn nên duy trì tư thế nằm ngửa để giảm sự tiếp xúc giữa miệng và khí cụ, giảm áp lực lên răng cũng như cảm giác khó chịu, đau nhức. Đồng thời, bạn cũng không nên di chuyển môi quá nhiều vì có thể khiến khí cụ làm trầy xước môi, tạo ra các vết thương bên trong miệng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh nằm nghiêng hoặc nằm sấp khi ngủ. Bởi tư thế này có thể khiến khí cụ va chạm vào khoang miệng, gây đau nhức, khó chịu nhiều hơn, chưa kể còn có thể gây sưng lợi, chảy máu chân răng, viêm nướu,…
3. Những lưu ý khác liên quan đến giấc ngủ trong quá trình niềng răng
Ngoài tư thế ngủ khi niềng răng, để đảm bảo hiệu quả niềng răng khi ngủ bạn cần lưu ý một vài điều sau:
Hạn chế nghiến răng lúc ngủ: Nghiến răng khi ngủ có thể làm ảnh hưởng đến sự di chuyển của răng niềng. Bạn nên báo với bác sĩ trước khi chỉnh nha để lập phác đồ điều trị và dùng loại niềng phù hợp. Song song đó là tìm cách khắc phục tình trạng nghiến răng khi ngủ, chẳng hạn như thay đổi tư thế ngủ, kiểm soát căng thẳng, điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học.
Đeo khay niềng đúng cách đi ngủ: Việc đeo khay niềng đúng cách khi đi ngủ giúp răng di chuyển nhanh chóng và đúng với lộ trình điều trị, từ đó tăng hiệu quả chỉnh nha. Lưu ý, điều này chỉ áp dụng với trường hợp niềng răng với khay trong suốt, có thể tháo rời.
Vệ sinh răng miệng trước và sau khi ngủ: Vệ sinh răng miệng sạch sẽ trước và sau khi ngủ giúp hạn chế sâu răng, hình thành cao răng gây hôi miệng cũng như các bệnh về nướu. Qua đó không làm gián đoạn quá trình niềng răng. Để làm sạch răng miệng tốt hơn, bạn nên dùng bàn chải thường kết hợp bàn chải kẽ, chỉ nha khoa/tăm nước, nước súc miệng.
Kết luận, việc lựa chọn tư thế ngủ phù hợp khi niềng răng không chỉ giúp bạn có giấc ngủ ngon mà còn hỗ trợ quá trình điều chỉnh răng diễn ra thuận lợi hơn. Tư thế nằm ngửa là lựa chọn tốt nhất, giúp giảm áp lực lên răng và niềng, tránh tình trạng đau nhức và tổn thương. Bên cạnh đó, việc sử dụng gối nâng cổ và gối mềm cũng là những biện pháp hữu ích để tạo ra một môi trường ngủ thoải mái và an toàn. Nhớ rằng, việc chăm sóc đúng cách và tuân thủ các hướng dẫn từ nha sĩ sẽ giúp bạn đạt được kết quả niềng răng tốt nhất và đảm bảo sức khỏe răng miệng lâu dài.